Tin tức

(Chinhphu.vn) – Với TPP, nếu chúng ta không chấp nhận một nguyên tắc cao hơn về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp dệt may sẽ chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn và cũng không đáng là bao so với các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm 98% thị phần về nguyên liệu.

Xem thêm

TT - VN cần thay đổi lại toàn bộ chiến lược ngành chăn nuôi, đó là đề nghị của các chuyên gia, hiệp hội tại thông tin cam kết TPP trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6-11. Ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thừa nhận khi tham gia TPP, ngành nông nghiệp VN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là ngành chăn nuôi VN sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do quy mô nhỏ lẻ, giá thành cao, chưa đạt yêu cầu an toàn thực phẩm...Thủy sản hưởng lợi, chăn nuôi gặp khó

Xem thêm

Trao đổi với chúng tôi khi công bố nội dung TPP, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, TPP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước có tổng GDP chiếm 85% khối phê chuẩn.- Bộ Công Thương vừa đăng tải nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông có thể cho biết đây đã là toàn văn của Hiệp định chưa và liệu có phần nào chưa được công bố?- Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, chỉ khi nào các nước hoàn tất rà soát pháp lý thì nội dung của hiệp định mới được công bố.

Xem thêm

Văn kiện gần như cuối cùng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) công bố ngày 05 tháng 11 cho thấy Mỹ đã đưa ra các quy tắc xuất xứ đặc biệt cho một số sản phẩm nhạy cảm mà họ đã áp thuế riêng cho từng nước TPP như sữa, đường và các sản phẩm ô tô. Các quy định trong Phụ lục C của biểu thuế quan của Mỹ được áp dụng trong các trường hợp một hàng hóa được nhập vào Mỹ từ một nước thành viên TPP (nước A) có mức thuế suất thấp hơn nhưng được sản xuất bởi các yếu tố đầu vào từ một nước TPP khác (nước B) mà có mức thuế suất cao hơn, theo quy tắc cộng gộp xuất xứ.

Xem thêm

(TBKTSG) - Với TPP, xuất khẩu của ngành dệt may được kỳ vọng tăng mạnh nhất, khi 184/186 sản phẩm dệt may không bị áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” (Yarn - forward origin rule). Nhưng điều đáng tiếc là 184 sản phẩm này chỉ chiếm 15% thị phần trong thị trường TPP, 85% thị phần nằm trong hai sản phẩm còn lại, như Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa nói trước Quốc hội.

Xem thêm

(TBKTSG) - Cho dù TPP có được thông qua hay không, Việt Nam cũng phải cố mà chữa những căn bệnh cố hữu của mình. Nếu không, nguy cơ về những lời nguyền của kẻ chiến thắng tương tự sẽ đến từ những hiệp định khác. Ngày 8-10-2015, chỉ vài ngày sau khi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc thành công, hãng tin Bloomberg đăng bài “Kẻ thắng lợi lớn nhất từ hiệp định thương mại TPP có lẽ là Việt Nam” (“The biggest winner from TPP trade deal may be Vietnam”).

Xem thêm

ILO – Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam hoan nghênh cam kết của Chính phủ đối với việc tôn trọng, thúc đẩy và thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của ILO theo tuyên bố ngày 20/11/2015. Việt Nam và các đối tác gần đây đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Liên minh Châu Âu (EU)-Việt Nam.

Xem thêm

Theo quy định trong chương cuối cùng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bất kỳ bên nào trong 12 quốc gia tham gia đàm phán và ký kết ban đầu của TPP nếu không thể phê chuẩn Hiệp định trước khi Hiệp định có hiệu lực theo quy định, thì bên đó sẽ cần phải được sự chấp thuận của các thành viên đã phê chuẩn Hiệp định nếu muốn Hiệp định có hiệu lực với họ sau đó. Cụ thể, theo quy định của TPP, có 03 cách để TPP có hiệu lực:i) TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi tất cả các nước thành viên thông qua

Xem thêm

Một tháng sau khi tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán, vào ngày 5/11/2015, các nước thành viên TPP đã chính thức công bố bản toàn văn gần chính thức nhất của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đồng thời, các nước thành viên TPP cũng tiến hành phân tích và đưa ra các bản tóm tắt nội dung các chương của TPP, trong đó có Australia.

Xem thêm

Ngày 09 tháng 11 năm 2015, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo trong đó tóm tắt các cam kết chính về thuế quan trong TPP và các cam kết trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam.Dưới đây là nội dung của Thông cáo báo chí:

Xem thêm