Tin tức

Ngày 5/11/2015, các nước thành viên TPP đã chính thức công bố toàn văn gần chính thức của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đồng thời cũng đã xây dựng và cho công bố các bản tóm tắt của từng chương TPP. Các văn bản này có thể được tải về tại đây:

Xem thêm

Ngày 18/11/2015, các nhà Lãnh đạo của Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau để đánh dấu việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dưới đây, Bộ Công Thương xin giới thiệu toàn văn tuyên bố chung của Lãnh đạo các nước TPP sau cuộc họp Lãnh đạo các nước TPP vừa diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Manila, Philippines.

Xem thêm

(TBKTSG) - Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được công bố ngày 5-11-2015, chính thức mở toang tấm màn bí mật của hiệp định này. Có những kỳ vọng dường như đã không được thỏa mãn. Nhưng cũng có những lo lắng rốt cuộc đã được giải tỏa nhiều phần. Chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian để nghiền ngẫm những nội dung của TPP. Dù vậy, bước đầu đã có thể thấy trong đó một số câu trả lời cho những đồn đoán của doanh nghiệp ta lâu nay về những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực, liên quan đến những nội dung nổi bật nhất.

Xem thêm

(TBKTSG) - Hơn 6.000 trang của bản dự thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một văn bản được cho là viết rất chặt chẽ, phức tạp - đã được công bố tuần trước để lấy ý kiến công chúng trước khi chính thức được thông qua và có hiệu lực trong vài tháng tới. Đã có những tranh luận nổ ra sớm về bản dự thảo này tại một số nước liên quan.

Xem thêm

Sau hơn 5 ngày đàm phán kể từ ngày 30/09/2015 đến 9h sáng ngày 05/10/2015 theo giờ địa phương, các nước đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán TPP.

Xem thêm

Theo một báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), sản lượng đánh bắt hải sản tự nhiên của toàn bộ khu vực Thái Bình Dương chiếm khoảng trên 40% sản lượng đánh bắt tự nhiên toàn thế giới. Trong khi đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với sự tham gia của 12 Thành viên của cả 3 châu lục (Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại dương), bao quát hầu hết khu vực vành đai Thái Bình Dương được cho là tập hợp gồm các quốc gia tiêu thụ, sản xuất chủ yếu và chiếm vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế đối với hải sản.

Xem thêm

1. Giới thiệu chung  Chương Môi trường là Chương thứ 20 của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP). Mục tiêu của Chương Môi trường là thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường; tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao và thực thi hiệu quả luật pháp về môi trường; tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại, bao gồm cả việc thông qua hợp tác. 

Xem thêm

  1. Nội dung cam kết về chính sách cạnh tranh   Chương Chính sách cạnh tranh (CSCT) trong Hiệp định TPP gồm 09 Điều gồm: (i) Luật và các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh và hành vi kinh doanh phản cạnh tranh, (ii) Thủ tục công bằng trong thực thi pháp luật cạnh tranh, (iii) Quyền khởi kiện cá nhân, (iv) Hợp tác, (v) Hỗ trợ kỹ thuật, (vi) Bảo vệ người tiêu dùng, (vii) Minh bạch hóa, (viii) Tham vấn và (ix) điều khoản về việc không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp. 

Xem thêm