Chiến lược đa dạng sinh học EU trong Thỏa thuận Xanh EU

04/12/2023    41

Chiến lược đa dạng sinh học của EU đến năm 2030 là một hành động thực thi Thỏa thuận Xanh EU (xếp trong nhóm Môi trường và Đại dương), được công bố ngày 20/5/2020. Đây là một kế hoạch toàn diện nhằm bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học ở EU, cũng như nỗ lực của EU trong việc bảo vệ ích đa dạng sinh học của toàn cầu. 

Trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của Chiến lược đa dạng sinh học, một số biện pháp pháp lý đáng chú ý đã được EU thông qua, đặc biệt là Quy định số 2023/1115 ngày 31/05/2023 về các sản phẩm không liên quan đến nạn chặt phá/làm suy thoái rừng (EU Deforestation-Free Products Regulation – EUDR, sau đây gọi tắt là “Quy định về chống phá rừng”). 

Trên thực tế, EU là nền kinh tế lớn và là thị trường tiêu thụ nhiều các mặt hàng có liên quan đến nạn phá rừng và suy thoái rừng, nên EU muốn chịu trách nhiệm một phần và muốn đi đầu trong việc giải quyết vấn đề này. Do vậy, EUDR được đưa ra nhằm mục tiêu ngăn chặn các sản phẩm được sử dụng, tiêu thụ tại EU góp phần vào nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và trên toàn cầu.

Mục tiêu của EUDR là để bảo đảm rằng các sản phẩm nhập khẩu vào EU không được nuôi trồng trên đất phá rừng hoặc làm suy thoái rừng. 

Khác với phần lớn các quy định khác ban hành trong khuôn khổ thực thi Thỏa thuận Xanh, Quy định này nêu rõ đối tượng điều chỉnh là một số sản phẩm nông, lâm sản nhập khẩu từ nước ngoài vào EU. Là thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới đối với các mặt hàng này, Quy định này của EU được dự báo là sẽ tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng này trên thế giới khi chính thức có hiệu lực từ 1/1/2024 tới.

Nguồn: Trích dẫn Báo cáo “Thỏa thuận Xanh EU và Xuất khẩu của Việt Nam – Trường hợp của ngành nông sản, thực phẩm và dệt may” – Trung tâm WTO và Hội nhập