Vụ kiện Hoa Kỳ — Cấm nhập khẩu một loại tôm và các sản phẩm tôm nhất định

Tranh chấp kết thúc với kết luận tuân thủ quy định WTO ngày 21/11/2001

Tiêu đề:

Hoa Kỳ - Tôm

Nguyên đơn:

Ấn Độ, Malaysia; Pakistan; và Thái Lan

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

Australia; Colombia; Costa Rica; Cộng đồng Châu Âu; Ecuador; El Salvador; Guatemala; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản; Mexico; Nigeria; Pakistan; Philippines; Senegal; Singapore; Sri Lanka; Venezuela

Các hiệp định được viện dẫn: (tại yêu cầu tham vấn)

GATT 1994: Điều I, XI, XIII, XX

Yêu cầu tham vấn ngày:

8 tháng 10 năm 1996

Báo cáo của Ban Hội thẩm ngày:

15 tháng 5 năm 1998

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm ngày:

12 tháng 10 năm  1998

Báo cáo của Ban Hội thẩm ngày Điều 21.5:

15 tháng 6 năm 2001

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm ngày Điều 21.5:

22 tháng 10 năm 2001

Tóm tắt cập nhật vụ việc

Bản tóm tắt vụ việc cập nhật đến ngày 24 tháng 02 năm  2010.

Thông qua Báo cáo của Cơ Quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm

Nguyên đơn là Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan

Ngày 8 tháng 10 năm 1996, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu đối với tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu từ các nước nguyên đơn do Hoa Kỳ áp dụng theo Phần 609 trong Luật Công (Public Law) 101-162 của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bị khiếu nại đã vi phạm các Điều I, XI và XIII của GATT 1994 cũng như là đã làm vô hiệu hóa và phương hại đến các lợi ích mà các nước nguyên đơn đáng lẽ được hưởng.

Ngày 9 tháng 1 năm 1997, Malaysia và Thái Lan yêu cầu thành lập Ban Hội Thẩm. Tại cuộc họp vào ngày 22 tháng 1 năm 1997, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Ngày 30 tháng 1 năm 1997, Parkistan cũng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Sau đó, trước các yêu cầu lần thứ hai của Malaysia, Parkistan và Thái Lan, DBS đã thành lập Ban Hội Thẩm tạicuộc họp ngày 25 tháng 2 năm 1997. Australia, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Cộng đồng Châu Âu, Guatemala, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Nigeria, the Philippines, Senegal, Singapore và Sri Lanka yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.

Ngày 25 tháng 2 năm 1997, Ấn Độ cũng yêu cầu thành lập một Ban Hội Thẩm về cùng vấn đề trên. Tại cuộc họp của mình ngày 20 tháng 3 năm 1997, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau đó, trước yêu cầu lần thứ hai về việc thành lập Ban Hội Thẩm của Ấn Độ, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm vào cuộc họp của mình ngày 10 tháng 2 năm 1997. DSB cũng đồng ý sát nhập Ban Hội Thẩm này với Ban Hội Thẩm được thành lập ở trên theo yêu cầu của Malaysia, Parkistan và Thái Lan. El Salvador và Venezuela cũng yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba. Ngày 15 tháng 4 năm 1997, thành phầncuủa Ban Hội Thẩm được xác định.

Báo cáo của Ban Hội Thẩm được ban hành tới các thành viên vào ngày 15 tháng 5 năm 1998. Ban Hội Thẩm kết luận rằng việc cấm nhập khẩu đối với tôm và các sản phẩm tôm do Hoa Kỳ áp dụng trái với Điều XI:1 của GATT 1994 và cũng không phù hợpv ới điều XX của GATT 1994.

Ngày 13 tháng 7 năm 1998, Hoa Kỳ thông báo ý định kháng cáo của mình về một số vấn đề luật và diễng giải pháp lý của Ban Hội Thẩm. Báo cáo của Cơ Quan Phúc thẩm được ban hành tới các thành viên vào ngày 12 tháng 10 năm 1998. Cơ Quan Phúc thẩm bác bỏ kết luận của Ban Hội Thẩm rằng phương pháp của Hoa Kỳ về vấn đề liên quan không trong phạm vi áp dụng của các biện pháp cho phép theo Điều XX của GATT 1994 nhưng phán quyết rằng phương pháp của Hoa Kỳ dù có thể sửa đổi tạm thời theo điều XX(g) nhưng không đáp ứng được các yêu cầu của Điều XX.

DSB thông qua phán quyết của Cơ Quan Phúc thẩm và Ban Hội Thẩm khi đã được Cơ Quan Phúc thẩm sửa đổi ngày 6 tháng 11 năm 1998.

Thông qua Báo cáo tuân thủ của Ban Hội Thẩm và Cơ Quan Phúc thẩm (Điều 21.5)

Do Hoa Kỳ đã không thực hiện theo đúng những đề xuất của DSB, ngày 12 tháng 10 năm 2000, Malaysia yêu cầu vấn đề cần được chuyển cho Ban Hội Thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 của Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục về việc giải quyết tranh chấp (DSU). Đặc biệt, Malaysia nhận thấy việc không gỡ bỏ cấm nhập khẩu và không thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất định theo cách thức không bị hạn chế cho thấy Hoa Kỳ đã không tuân theo đề xuất và phân xử của DSB. Tại cuộc họp của mình ngày 23 tháng 10 năm 2000, DSB đã chuyển vấn đề cho Ban Hội Thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 DSU. Australia, Canada, the EC, Ecuador, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Thái Lan và Hồng Kông, Trung Quốc trong vai trò các bên thứ ba. Ngày 8 tháng 11 năm 2000, Ban Hội Thẩm được thành lập.

Ban Hội Thẩm thông qua phán quyết của mình ngày 15 tháng 6 năm 2001. Ban Hội Thẩm phán quyết rằng:

  • Phương pháp mà Hoa Kỳ thực hiện nhằm tuân theo các đề xuất và phân xử của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) vi phạm Điều XI.1 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994.
  • Theo đề xuất và phân xử của DSB, Phần 609 của Luật Công Cộng 101-162, như được thực hiện bởi Hướng dẫn đã chỉnh sửa ngày 8 tháng 7 năm 1999 và cho đến nay vẫn được các cơ quan chức trách Hoa Kỳ áp dụng, đã được sửa đổi theo Điều XX của GATT 1994 miễn là các điều kiện nêu trong kết luận của phán quyết này, đặc biệt các nỗ lực nghiêm túc đang thực hiện nhằm đạt được một hiệp định đa phương còn thỏa mãn.
  • Nếu bất kể điều kiện nào kể trên sau này không được đáp ứng thì chúng có thể sẽ không còn tuân theo các đề xuất của DSB nữa. Trong trường hợp đó, bất kỳ bên nguyên nào trong vụ kiện ban đầu có thể dựa vào Điều 21.5 của DSU.
  • Ngày 23 tháng 7 năm 2001, Malaysia thông báo với DSB về ý định của mình để kháng cáo phán quyết trên . Đặc biệt, Malaysia mong muốn Cơ Quan Phúc thẩm xem xét lại kết luận của Ban Hội Thẩm rằng biện pháp liên quan đến vấn đề trên của Hoa Kỳ không cấu thành là không thể sửa đổi hay phân biệt ngẫu nhiên giữa các nước có cùng điều kiện và rằng do đó trong phạm vi áp dụng của biện pháp được cho phép theo Điều XX của GATT 1994 miễn là các điều kiện nêu trong kết luận của phán quyết của Ban Hội Thẩm, đặc biệt các nỗ lực nghiêm túc đang thực hiện nhằm đạt được một hiệp định đa phương còn thỏa mãn.

Ngày 19 tháng 9, Cơ Quan Phúc thẩm thông báo cho DSB về việc trì hoãn thông qua phán quyết trong kháng án này. Phán quyết được ban hành tới các thành viên vào ngày 22 tháng 10 năm 2001. Cơ Quan Phúc thẩm phê chuẩn các kết luận gây tranh cãi của Ban Hội Thẩm: Từ khi Cơ Quan Phúc thẩm phê chuẩn kết luận của Ban Hội Thẩm rằng phương pháp mà Hoa Kỳ thực hiện giờ đây được áp dụng theo cách thưc đáp ứng được các yêu cầu của Điều XX của GATT 1994, Cơ Quan Phúc thẩm không đưa ra đề xuất nào. Ngày 21 tháng 11 năm 2001, DSB thông qua phán quyết của Cơ Quan Phúc thẩm và Ban Hội Thẩm như đã được Cơ Quan Phúc thẩm phê chuẩn trong phán quyết của mình.

Tình hình thực hiện các phán quyết đã được thông qua.

Ngày 25 tháng 11 năm 1998, Hoa Kỳ thông báo với DSB cam kết của mình trong việc thực hiện các đề xuất của DSB và đang mong có thể thảo luận với nguyên đơn về vấn đề thực hiện các phán quyết. Các bên liên quan trong vụ tranh chấp thông báo rằng họ đồng ý thời gian thực hiện là 13 tháng kể từ ngày thông qua các phán quyết của Cơ Quan Phúc thẩm và Ban Hội Thẩm, tức là hết hạn vào ngày 6 tháng 12 năm 1999. Ngày 22 tháng 12 năm 1999, Malaysia và Hoa Kỳ thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thỏa thuận về các quy trình thực hiện theo các Điều 21 và 22 của DSU.

Tại cuộc họp của DSB ngày 27 tháng 1 năm 2000, Hoa Kỳ công bố đã thực hiện theo các đề xuất và phân xử của DSB. Hoa Kỳ lưu ý rằng nước này đã ban hành hướng dẫn đã sửa đổi thực hiện luật của mình về tôm/rùa biển, luật được dung để (i) giới thiệu tính linh hoạt hơn trong việc xem xét tính chất có thể so sánh được giữa các chương trình nước ngoài và chương trình của Hoa Kỳ và (ii) vạch thời gian biểu và các thủ tục chi tiết cho các quyết định chứng nhận. Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng nước này đã và đang nỗ lực khởi động đàm phán với chính phủ các nước khu vực Ấn Độ Dương để bảo vệ rùa biển tại khu vực đó. Cuối cùng, Hoa Kỳ thông báo rằng nước này đã và sẽ tiếp tục cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng, lắp đặt và vận hành TEDs cho bất kỳ chính phủ nào có yêu cầu. Xem them Phần VI.B.

Ngày 12 tháng 10 năm 2000, Malaysia yêu cầu vấn đề cần được chuyển cho Ban Hội Thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 của DSU. Đặc biệt, Malaysia nhận thấy việc không gỡ bỏ cấm nhập khẩu và không thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất định theo cách thức không bị hạn chế cho thấy Hoa Kỳ đã không tuân theo đề xuất và phân xử của DSB. Tại cuộc họp của mình ngày 23 tháng 10 năm 2000, DSB đã chuyển vấn đề cho Ban Hội Thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 DSU.

Để biết chi tiết về phiên tòa sơ thẩm chiếu theo Điều 21.5, xem trên.