Giới lãnh đạo Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (SELA) lo ngại sâu sắc về việc xuất khẩu của khu vực sang thị trường Hoa Kỳ sẽ phải hứng chịu các chính sách thương mại mới của chính quyền Obama.

Đây sẽ là một đòn dáng nặng nề cho xuất khẩu của khu vực sau khi đã bị giảm hơn 24% trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

SELA đã cảnh báo rằng các chính sách thương mại mới mà Hoa Kỳ áp dụng sẽ gây ra sự phân biệt đối xử đối với các nhà cung ứng nước ngoài. Mặt khác, tổ chức kinh tế của khu vực cũng đã nhận xét rằng, thương mại là lĩnh vực không thuộc diện ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ xét trên cơ sở chính sách thương mại đã được Tổng thống Obama công bố trong tháng 3/2009. Trong báo cáo đó, các vấn đề liên quan đến thương mại không được Obama quan tâm nhiều vì lúc mới nhậm chức, tổng thống không muốn làm mất lòng các thành viên của Đảng Dân chủ bởi ông cảm nhận các chính sách thương mại thường không có được sự hỗ trợ của những thành viên Đảng Dân chủ.
Một trong những vấn đề mà SELA lo lắng nhất đó là điều khoản “Buy-American” được nêu trong một số luật đã được quốc hội thông qua cũng như một số các quy định khác sẽ ban hành trong thời gian tới.
Một trong những điều luật đó là luật kích thích kinh tế, điều luật này khi thực thi sẽ đặt dấu chấm hết cho việc xuất khẩu sắt thép và một số hàng hóa khác sử dụng trong các kế hoạch củng cố tài chính vì nó yêu cầu các sản phẩm đó phải được sản xuất chủ yếu tại Hoa Kỳ. Như vậy Brasil, cũng như Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu của luật đó, SELA giải thích.
Các nhà cung cấp đáng kể khác của khu vực chỉ có hai nước duy nhất là Mexico và Chile sẽ không bị ảnh hưởng của luật đó do đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Hoa Kỳ.
Một dự luật chung khác về chi tiêu đang chờ quốc hội thông qua sẽ mở rộng hơn chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ đối với các lĩnh vực khác, đó là việc hạn chế ký kết các hợp đồng với các nhà cung ứng nước ngoài trong các dự án hạ tầng ở mọi cấp độ, cho tới nay điều khoản này chỉ áp dụng đối với các công trình hạ tầng lớn .
Các nhà trồng trọt, các công ty chế biến thực phẩm cũng như các nhà phân phối lương thực, thực phẩm sẽ phải đương đầu với các chính sách về “an toàn thực phẩm”, khi luật này được thông qua, các lô hàng thuộc loại này sẽ bị kiểm tra toàn diện và chặt chẽ về khâu vệ sinh từ các cơ sở sản xuất chế biến cho đến các sản phẩm nhập khẩu và tiêu thụ tai Hoa Kỳ. Dự luật này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu mà còn gây ra mối lo ngại ngay cả đối với nghiệp đoàn nông nghiệp Hoa Kỳ vì họ lo sợ đạo luật này sẽ vi phạm các thỏa thuận quốc tế, dẫn tới các biện pháp trả đũa của các bạn hàng ngoài nước Hoa Kỳ.
Đạo luật về biến đổi khí hậu đã được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua và hiện đang chờ thượng viện phê duyệt. Nếu được phê chuẩn thì sẽ tác động tiêu cực đối với Venezuela vì sẽ giảm tiêu thụ dầu mỏ thông qua các quy chế khí thải và thuế cung như việc trợ giá cho việc sản xuất các loại năng lượng khác thay thế.
Đạo luật này nếu được thông qua cũng sẽ gây ra nhiều quan ngại trong chính Hoa Kỳ vì nó khuyến khích các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này sẽ rút khỏi nước này và hậu quả là sẽ làm tăng tỉ lệ thất nghiệp cũng như không khuyến khích đầu tư nước ngoài, SELA giải thích. Ngoài ra đạo luật này cũng có các điều khoản có thể tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm từ các nước không ký thỏa thuận trong tương lai về biến đổi khí hậu. Một điều khoản khác dự kiến cũng sẽ áp dụng từ tháng 8 tới đó là việc kiểm tra tât cả các kiện hàng nước ngoài cũng như trong nước chuyên chở bằng máy bay chở khách cũng như sẽ thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng chuyên chở bằng đường biển trước khi đến Hoa Kỳ ở tất cả các cảng nước ngoài.
Các chuyên gia của SELA, một tổ chức kinh tế với 27 nước thành viên của khu vực nhận xét rằng, các rủi ro lớn nhất của khủng hoảng ở Hoa Kỳ đã qua, nhưng các điều khoản mới có thể sẽ rất khó trong việc khôi phục thị trường.

Nguồn: Cổng Thương vụ Việt Nam