Không muốn tiếp tục được biết đến như “công xưởng” của thế giới, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ để tiếp tục đà tăng trưởng thần kỳ những năm qua.


Dồn tiền kiếm bằng phát minh
Trong kế hoạch 5 năm mới đây nhất, Trung Quốc mong muốn sẽ chuyển đổi nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu thay vào đó là tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng trong nước để tiếp tục đà tăng trưởng. Chìa khóa để đạt được mục tiêu này là tăng cường khả năng đổi mới của nền kinh tế. Tất nhiên thành quả của Trung Quốc trong vấn đề này vẫn còn chưa rõ ràng. Hiểu ra nguyên nhân và cách giải quyết nó sẽ giúp chúng ta có thể đánh giá được khả năng của Trung Quốc trong việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này.


Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về đổi mới trong xu thế hiện nay. Mọi người thường cho rằng đổi mới gắn liền với sáng chế. Về điểm này, Trung Quốc đang thực hiện những quá trình để hướng tới một nền kinh tế đổi mới hơn, thay vì chỉ đơn thuần tập trung vào các loại hàng hóa đại trà. Năm 2004, Trung Quốc chi ra 1,25% GDP sử dụng vào việc nghiên cứu và phát triển, đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,5%. Con số này càng ấn tượng hơn nếu ta biết rằng trong quãng thời gian từ này, GDP của Trung Quốc có mức tăng trưởng rất đáng nể.  Dù Trung Quốc không hoàn thành được mục tiêu nâng con số này lên 2% trong kế hoạch 5 năm lần trước, nó vẫn chiếm tới 12% tổng chi phí nghiên cứu và phát triển của toàn thế giới.


Đặc biệt, có tới 60% của khoản tiền này được Trung Quốc chuyển từ các trung tâm nghiên cứu của chính phủ tới các doanh nghiệp lớn và vừa. Mặc dù thường xuyên phàn nàn về sự lỏng lẻo của luật sở hữu trí tuệ, các công ty đầu tư của nước ngoài vẫn chiếm khoảng 7%, rải rác cho khoảng 1500 trung tâm nghiên cứu phát triển của các công ty đa quốc gia.


Trong một số lĩnh vực như viễn thông, dược phẩm, sự đổi mới thể hiện ngay trên thị trường. Các doanh nghiệp địa phương và những trường đại học đã tìm ra rất nhiều những hợp chất hóa học mới. Một số nhà nghiên cứu như Yi Rao và Shi Yigong, là chuyên gia về di truyền học và cấu trúc sinh học, được coi là những giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực của mình. Các công ty lớn như Huawei và ZTE đã có sự chuyển biến thay vì chỉ tập trung vào giá thành, mà đang dần kết hợp giữa hai yếu tố giá thành và đổi mới. Chẳng hạn Huawei là công ty đầu tiên phát minh ra công nghệ 100G, cho phép cung cấp không dây một lượng dữ liệu lớn trên một khoảng cách xa. Tính toàn bộ, năm 2010 Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ về mặt số lượng bằng sáng chế.


Canh bạc cho thị trường Trung Quốc
Tuy nhiên, dù đã có nhiều tiến bộ, phương thức đổi mới này vẫn còn thiếu một điều quan trọng hơn cả số lượng sáng chế, đó là hình thức sáng chế. Phần lớn những đổi mới kinh doanh tốt nhất Trung Quốc hiện nay xoay quanh việc phát triển những mô hình kinh doanh sáng tạo và những sản phẩm mới. Như việc tìm ra một phương thức thương mại hóa hệ thống điều hòa cho tại trung tâm thương mại lớn, Alibaba đã xây dựng nên một phương thức kinh doanh trực tuyến giúp những nhà sản xuất nhỏ của Trung Quốc có thể tiếp cận với những khách hàng nước ngoài.


Để đạt được những thành tựu này bởi các nhà hoạch định Trung Quốc đã biết rút ra những bài học quan trọng từ những sự đổi mới thất bại trước đó. Bài học lớn nhất là rất khó để tiến hành đổi mới theo kiểu bắt đầu từ cái chung đến cái riêng. Điều này đặc biệt rõ ràng khi Trung Quốc nỗ lực để phát triển một chuẩn công nghệ bản địa cho điện thoại di động. Dù đã đầu tư nhiều tỉ để phát triển và thương mại hóa công nghệ TDS-CDMA, chỉ có rất ít người sử dụng chúng.


Bắc Kinh hiện đang thử nghiệm một mô hình khác tập trung vào việc sớm nhận ra thời điểm thích hợp và tạo ra nhiều động cơ thúc đẩy để tiến hành đổi mới. Xe chạy bằng điện là một bài thử nghiệm quan trọng. Ngành công nghiệp này của Trung Quốc vẫn còn khá mới để có thể đạt đến trình độ thế giới. Bắc Kinh sẽ chi ra 8 tỉ đôla chi phí nghiên cứu và phát triển cho hàng loạt các công ty nhằm nỗ lực đáp ứng những mục tiêu về quy mô của thị trường  tới năm 2020. Việc chính phủ cam kết sẽ đưa loại xe vào sử dụng trong những đoàn xe của chính phủ kết hợp với những ưu đãi cho người tiêu dùng sẽ đảm bảo chắc chắn một lượng nhu cầu nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự đổi mới thực tế sẽ được đặt trên lĩnh vực tư nhân tư nhân.


Nhưng mô hình này vẫn còn sót lại một số điểm yếu. Chẳng hạn trong loại mặt hàng điện tử tiêu dùng, các mặt hàng thường có xu hướng sao chép nhau - sau đó cải tiến sản phẩm như ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, thay vì phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới. Ngoài ra, việc đổi mới dựa trên sở thích của người tiêu dùng vẫn còn rất hiếm, đặc biệt là với người tiêu dùng ngoài nước. Các công ty Trung Quốc vẫn tập trung vào việc mở rộng thị trường toàn cầu dựa vào những sản phẩm chất lượng trung bình chứ không phải một thị trường gồm toàn những sản phẩm mới. Và trong lĩnh vực dịch vụ được nhà nước chi phối như ngân hàng, có những sự hạn chế trong việc đổi mới sản phẩm và dịch vụ.


Nói rộng ra, đó vẫn là câu hỏi là các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động thế nào trong các lĩnh vực có khả năng đổi mới. Khi nhà nước đã đưa ra những cam kết bảo đảm cho xe chạy bằng điện, Trung Quốc đang nhượng lại lĩnh vực xe chạy bằng động cơ đốt trong cho những công ty đến từ Ấn Độ như Tata. Chính sách này là một canh bạc cho thị trường xe thông thường đầy tiềm năng của Trung Quốc. Ấn Độ đang đẩy mạnh việc phát triển với việc thiết kế chiếc xe rẻ nhất thế giới - Nano. Họ cũng chỉ ra rằng tập trung đổi mới trên những lĩnh vực truyền thống sẽ mang tới những công nghệ tiên tiến hơn; bằng chứng đó là kế hoạch xây dựng những chiếc Nano chạy pin.


Không có lý do gì để Trung Quốc không mong muốn đạt được sự đổi mới trên. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng, đưa ra các động cơ thúc đẩy hợp lý, những nhà khoa học Trung Quốc, những kỹ sư và các doanh nghiệp đạng mong muốn tăng cường phát triển sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Những chính sách đầy thách thức sẽ là chìa khóa giúp giải phóng sự đổi mới này

Nguồn: diễn đàn kinh tế Việt Nam