Ngày 26/3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thất bại trong việc đạt được thống nhất về quy mô hỗ trợ cho các nền kinh tế thành viên bị tác động nghiêm trọng của Covid-19, mà cần thêm 2 tuần nữa. Tất cả 27 nhà lãnh đạo quốc gia EU chùn bước trong cuộc họp trực tuyến kéo dài 6 giờ đồng hồ về việc thiết lập hạn mức tín dụng trị giá khoảng 2% sản lượng kinh tế của EU từ Quỹ cứu trợ Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) của khu vực đồng tiền chung.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo EU quyết định giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng tài chính để tìm ra các giải pháp chi tiết trong hai tuần tới. Một số quốc gia thành viên đã đề nghị phát hành trái phiếu nhưng không phải là quan điểm của tất cả các quốc gia thành viên. ESM cho biết, tín dụng dự phòng cho các chính phủ khu vực đồng euro có thể có sẵn trong tối đa hai năm và sẽ phải được hoàn trả trong khoảng thời gian trung bình từ 5 đến 10 năm. Italia là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19, đã thúc đẩy sự hỗ trợ gần như không giới hạn cho nền kinh tế bị tàn phá của nước này. Chính phủ Italia đang cần phải phản ứng với các công cụ tài chính sáng tạo.

Kể từ khi bệnh Covid-19 lây lan đến châu Âu sau khi bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối năm ngoái, EU đã phải vật lộn để đưa ra một mặt trận thống nhất về kích thích kinh tế, chia sẻ thiết bị y tế và bảo vệ các nguồn cung cấp thiết yếu sau khi các nước trên lục địa này thắt chặt hoặc đóng cửa biên giới để cố gắng kiềm chế sự lây lan của ổ dịch. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ngày 26/3, đã kêu gọi một kế hoạch mới Marshall - được đặt theo tên gói viện trợ của Mỹ khởi động sự phục hồi của Tây Âu sau Thế chiến thứ hai. Nhưng 27 quốc gia EU đã bị chia rẽ, với Đức và Hà Lan nói rằng cuộc khủng hoảng có thể kéo dài vào tháng 5 và EU cần phải giữ một số công cụ để thực hiện các bước sau nếu cần.

Khối liên minh đã tạm dừng các quy tắc và giới hạn viện trợ nhà nước đối với việc vay nợ công để cho phép các quốc gia thành viên chi tiêu tự do để bù đắp cho cú đánh kinh tế. Nghị viện châu Âu hôm 26/3 đã phê duyệt quỹ khẩn cấp trị giá 37 tỷ euro (tương đương 40,5 tỷ USD) và các biện pháp giúp đỡ các hãng hàng không. Berlin và các đồng minh cho biết, tất cả các quốc gia EU vẫn có thể tự tài trợ cho thị trường nợ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tuyên bố mua trái phiếu khẩn cấp để đưa 750 tỷ euro vào lưu thông. ECB cũng đã bỏ một giới hạn về số lượng trái phiếu mà họ có thể mua từ bất kỳ quốc gia khu vực đồng euro nào, mà một số quốc gia EU hoan nghênh khi giảm áp lực lên các chính phủ phải hành động ngay bây giờ.

Sự chia rẽ càng làm căng thẳng sự thống nhất của khối, đã bị tổn hại bởi cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro 2008-2012, làn sóng nhập cư 2015-2016 từ Trung Đông và châu Phi, và Vương quốc Anh rời khỏi EU vào đầu năm nay. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý bảo vệ các công ty cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe chiến lược trong bối cảnh đại dịch. Ngày 26/3 cũng là ngày châu Âu đánh dấu kỷ niệm 25 năm của thỏa thuận Schengen mở cửa với việc các biên giới nội bộ bị đóng cửa hoặc phải kiểm tra khẩn cấp, làm chậm việc giao thương hàng hóa. Italia đã báo cáo hơn 80.000 ca nhiễm virus và 8.160 trường hợp tử vong do virus.

Nguồn: Báo Công Thương