Vương quốc Anh có nguy cơ “bị bỏ rơi” trong mối quan hệ thương mại của EU sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán mới khiến cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không thể hoạt động.

Từ nửa đêm ngày 11/12, Tòa án phúc thẩm WTO sẽ không còn xét xử các tranh chấp thương mại, khiến thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng vô trật tự trong thương mại tự do mà theo đó, các khối thương mại lớn nhất có thể tự do sử dụng quyền lực kinh tế để làm điều mình muốn. Các quốc gia hoặc khối thương mại chưa đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương có cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ không có phương tiện độc lập để giải quyết vấn đề với nhau. Nếu Vương quốc Anh rời EU vào ngày 31/01/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ không gia hạn thời gian chuyển tiếp 11 tháng, trong đó ông muốn đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với khối liên minh.

Việc không hoàn thành các cuộc đàm phán phức tạp này vào cuối giai đoạn đó sẽ dẫn đến thương mại của Anh với EU hoàn toàn dựa trên các điều khoản của WTO, bao gồm cả việc áp dụng thuế quan và hạn ngạch, từ ngày 01/01/2021. Theo các điều khoản của giai đoạn chuyển tiếp, Vương quốc Anh sẽ ở lại thị trường chung và liên minh hải quan EU tạm thời. Nếu Vương quốc Anh, một khi nằm ngoài các cấu trúc đó, tin rằng EU đang áp đặt các rào cản gây khó chịu cho thương mại, sẽ không có sự truy đòi pháp lý đối với Chính phủ Anh. Việc đóng cửa tòa án WTO sẽ làm cho thương mại toàn cầu, giống như một trận bóng đá mà không có trọng tài. Vương quốc Anh sẽ bị bỏ lại trong trạng thái pháp lý lơ lửng.

Một số thành viên của đảng Bảo thủ cầm quyền trước đây đã đi đầu trong việc đưa Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận thương mại. EU đang xem xét việc xây dựng một hệ thống trọng tài như một giải pháp tạm thời nhưng chưa có thỏa thuận nào trong khối hoặc quốc tế về vấn đề này.

WTO được thành lập năm 1995 để giải quyết các tranh chấp thương mại. Vương quốc Anh sẽ trở thành một thành viên độc lập nếu rời khỏi EU. Phil Hogan, Cao ủy thương mại châu Âu là người sẽ giám sát các cuộc đàm phán của EU với Anh, cho biết với việc cơ quan phúc thẩm WTO bị tê liệt, tức là đã mất một hệ thống giải quyết tranh chấp có thể thi hành được, mang tính chất là một bên bảo lãnh độc lập - các nền kinh tế dù lớn và nhỏ đều giống nhau - rằng các quy tắc của WTO được áp dụng một cách khách quan.

Nguồn Báo Công thương