Tin tức

Ngày 3/9, hãng tin Interfax của Nga đưa tin, từ tháng 10 tới Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ chuyển sang chế độ thương mại tự do với Việt Nam. Bộ trưởng Thương mại Ủy ban Kinh tế Á-Âu Veronika Nikishina tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 2 tại Vladivostok, Nga, hiệp định thương mại tự do với Việt Nam là văn kiện đầu tiên EAEU ký kết và sẽ có hiệu lực vào ngày 5/10 tới. Hai bên đã hoàn tất quá trình phê chuẩn và sau khi hết thời hạn 60 ngày sẽ bắt đầu triển khai.

Xem thêm

8.000 tá trứng gia cầm và 500 tấn thuốc lá nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) sẽ chính thức được nhập khẩu về Việt Nam từ ngày 5/10 đến hết năm 2016. Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 16/2016/TT-BCT quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á- Âu năm 2016 kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á- Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10 tới.

Xem thêm

FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu đem đến cơ hội vàng cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ... Theo dự đoán của giới chuyên gia, ngay sau khi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo.

Xem thêm

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ có hiệu lực vào ngày 5/10 tới đây. Câu hỏi đặt ra là các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam như thủy sản, gạo, dệt may, thép liệu đã sẵn sàng “bật nhảy” hay vẫn đang ở thế chạy đà? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu về những tiềm năng và thách thức của từng nhóm hàng cụ thể khi FTA này có hiệu lực.

Xem thêm

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) vừa thông báo Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) sẽ có hiệu lực vào ngày 5/10. Theo Vụ Thị trường châu Âu, Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các quốc gia thành viên (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai bên khởi động từ tháng 3/2013.

Xem thêm

Ngày 27 tháng 7 năm 2016 vừa qua, Bộ Công thương đã tổ chức “Hội thảo phổ biến Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA)” nhằm mục đích cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp các cam kết cơ bản của Hiệp định VN-EAEU FTA và thông tin thị trường các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Xem thêm

Quốc hội Armenia đã phê chuẩn Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEC vào ngày 17/06/2016 vừa qua. Việt Nam xuất khẩu sang Armenia chủ yếu gồm điện thoại di động, máy tính, hàng may mặc và cà phê. "Hiệp định về khu vực thương mại tự do giữa các nước EAEC và Việt Nam củng cố nghĩa vụ chung của các bên tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận thị trường các nước tham gia thỏa thuận này", Thứ trưởng Kinh tế Armenia Garegin Melkonyan cho biết.

Xem thêm

Sputnik đưa tin cổng thông tin pháp lý quốc gia Belarus ngày 31/5 công bố tài liệu cho biết Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã ký sắc luật thông qua Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU- gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và Việt Nam. Theo thỏa thuận được ký kết tại Kazakhstan hồi tháng 5/2015, ban đầu sẽ miễn thuế hải quan cho khoảng 60% danh mục hàng hóa mà các bên đang giao dịch.

Xem thêm

Theo Sputnik,  ngày 25/5, Hạ viện Belarus đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do ( FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) và Việt Nam. Theo thỏa thuận này, ban đầu sẽ miễn thuế hải quan khoảng 60% danh mục hàng hóa mà các bên đang giao dịch. Đến năm 2025, sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp sẽ miễn thuế hải quan gần 90% các loại hàng hóa.

Xem thêm

Ngày 1/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam. Trước đó, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã lần lượt thông qua văn kiện trên vào cuối tháng 4 vừa qua.

Xem thêm