Giải quyết tranh chấp số DS136

29/03/2011    506

Mỹ — Luật Chống Bán phá giá năm 1916

Tiêu đề:

Mỹ — Bộ luật 1916 (EC)

Nguyên đơn:

Cộng đồng châu Âu

Bị đơn:

Mỹ

Các bên thứ ba:

Ấn Độ; Nhật Bản; Mêhicô

Các hiệp định được viện dẫn:

(trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới: Điều XVI:4

Hiệp định Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, 3, 4, 5, 2, 2.1; 2.2

GATT 1994: Điều III.4, VI

Yêu cầu tham vấn ngày:

4 tháng 6 năm 1998

Ngày ban hành báo cáo của Ban hội thẩm:

31 tháng 3 năm 2000

Ngày ban hành báo cáo của Cơ quan phúc thẩm:

28 tháng 8 năm 2000

Ngày ban hành báo cáo của Trọng tài theo điều 21.3(c) :

28 tháng 2 năm 2001

Ngày ban hành báo cáo của Trọng tài theo điều 22.6:

24 tháng 2 năm 2004

Bản tóm tắt cập nhập về vụ kiện 

Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật ngày 24 tháng 2 năm 2010

Xem thêm: Bản tóm tắt một trang các phán quyết quan trọng về vụ kiện

Thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm

Do Cộng đồng châu Âu khởi kiện.

Ngày 9 tháng 6 năm 1988, cộng đồng châu Âu yêu cầu tham vấn với Mỹ liên quan tới cáo buộc nước này đã không thể bãi bỏ Luật Chống bán phá giá năm 1916. EC cáo buộc rằng Luật Chống bán phá giá năm 1916 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho việc nhập khẩu và bán hàng nội bộ của mọi sản phẩm nước ngoài bất kể xuất xứ ở đâu, kể cả từ các nước là thành viên WTO. Cộng đồng châu Âu cũng cáo buộc rằng Đạo luật năm 1916 tồn tại song song với Bộ luật Thuế quan năm 1930, đã sửa đổi, mà trong đó bao gồm cả những quy định về chống bán phá giá đa phương. Cộng đồng châu Âu cáo buộc Mỹ vi phạm các điều III:4, VI:1 và VI:2 của GATT 1994, điều XVI:4 của Hiệp định WTO và điều 1, 2, 3, 4 và 5 của Hiệp định Chống bán phá giá.

Ngày 1 tháng 11 năm 1998, Cộng đồng châu Âu yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 25 tháng 11 năm 1998, DSB đã trì hoãn việc này. Theo yêu cầu lần thứ hai của EC, DSB quyết định thành lập Ban hội thẩm trong phiên họp ngày 1 tháng 2 năm 1999. Ấn Độ, Nhật Bản và Mêhicô tham dự với tư cách là bên thứ ba. Ngày 1 tháng 4 năm 1999, Ban hội thẩm được thành lập. Báo cáo của Ban hội thẩm được ban hành đến các thành viên ngày 31 tháng 3 năm 2000. Ban hội thẩm kết luận:

  • Điều VI:1 của GATT 1994 áp dụng với bất cứ tình huống nào mà trong đó một thành viên WTO đề cập đến sự phân biệt đối xử về giá xuyên quốc gia, được định nghĩa trong Điều khoản này.
  • dựa trên cơ sở các quy định của Đạo luật 1916, lịch sử pháp lý của nó và cách diễn giải của tòa án Mỹ, phép kiểm tra sự phân biệt đối xử về giá xuyên quốc gia trong đạo luật 1916 là phù hợp với định nghĩa tại điều VI:1 của GATT 1994.
  • do không có quy định riêng biệt về việc kiểm tra tổn hại (injury test) được đặt ra ở Điều VI, Đạo luật 1916 đã vi phạm Điều VI:1của GATT 1994;
  • do có quy định về việc áp dụng các hình thức bồi thường gấp ba lần, phạt tiền hoặc phạt tù thay vì thuế chống bán phá giá, Luật 1916 đã vi phạm điều VI:2 của GATT 1994;
  • do không có qui định về một số yêu cầu thủ tục được nêu trong Hiệp định về Chống bán phá giá, Luật 1916 đã vi phạm các Điều 1, 4 và 5.5 của Hiệp định Chống bán phá giá; và
  • do vi phạm điều VI:1 và VI:2 của GATT 1994, Luật 1916 đã vi phạm cả điều XVI:4 của Hiệp định về việc thành lập WTO. 

Ngày 29 tháng 5 năm 2000, Mỹ thông báo quyết định kháng nghị lại một số vấn đề luật và diễn phải pháp lý trong báo cáo của Ban hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm đã thẩm tra kháng nghị này và kháng nghị trong vụ kiện WT/DS162. Ngày 28 tháng 8 năm 2000, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Trong đó, Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên tất cả các kết luận bị kháng nghị của Ban hội thẩm.

Ngày 26 tháng 9 năm 2000, DSB đã thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội thẩm.

Tình hình thực thi các báo cáo đã được thông qua

Do Cộng đồng châu Âu (WT/DS136) và Nhật Bản (WT/DS162) khởi kiện. 

Tại cuộc họp của DSB ngày 23 tháng 10 năm 2000, Mỹ tuyên bố sẽ thực thi những khuyến nghị và phán quyết của DSB. Phía Mỹ cũng thông báo rằng nước này cần một khoảng thời gian hợp lý để thực thi và sẽ tham vấn với Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản về vấn đề này. Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản yêu cầu “thời gian thực thi hợp lý” sẽ do trọng tài quyết định theo điều 21.3(c) DSU. Ngày 28 tháng 2 năm 2001, Trọng tài ban hành báo cáo, quyết định rằng khoảng thời gian hợp lý trong vụ việc này là 10 tháng và do đó sẽ kết thúc ngày 26 tháng 7 năm 2001. Tại cuộc họp ngày 24 tháng 7 năm 2001, DSB chấp thuận cho Mỹ gia hạn thời gian thực thi hợp lý đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 hoặc tới khi kết thúc phiên họp hiện thời của Quốc hội Mỹ, tùy theo thời điểm nào đến trước. Sự gia hạn này đã được các bên đồng ý.

Tại cuộc họp của DSB ngày 18 tháng 12 năm 2001, Mỹ thông báo rằng vào ngày 23 tháng 7 năm 2001 họ đã đệ trình lên Quốc hội yêu cầu bãi bỏ Luật 1916 và chấm dứt tất cả những hoạt động đang được tiến hành áp dụng theo luật này. Mỹ cũng bổ sung rằng do kỳ họp Quốc hội vẫn chưa kết thúc nên Chính thủ Mỹ vẫn đang nỗ lực để dự thảo sửa đổi luật được thông qua. Nhật Bản hối thúc Mỹ thực thi theo đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp phía Mỹ không tuân thủ, Nhật Bản sẽ thực hiện các quyền của mình theo điều 22 của DSU. Cộng đồng châu Âu cũng cho biết nếu phía Mỹ không tuân thủ theo những khuyến nghị của DSB, họ sẽ buộc phải yêu cầu được phép đình chỉ nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo điều 22.2 của DSU. Ngày 7 tháng 1 năm 2002, do Mỹ đã không thực thi những khuyến nghị của DSB trong thời hạn cho phép, Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản đã yêu cầu được phép đình chỉ nhượng bộ theo điều 22.2 DSU. Cả hai thành viên này tuyên bố rằng hình thức đình chỉ nhượn bộ sẽ là một quy định tương đương với Luật chống bán phá giá 1916 đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Ngày 17 tháng 1 năm 2002, Mỹ phản đối biện pháp đình chỉ nhượng bộ của EC và Nhật Bản, và đề nghị DSB đưa vấn đề này ra cơ quan trọng tài, thể theo Điều 22.6 của DSU. Phía Mỹ khiếu nại rằng EC và Nhật Bản đã không tuân theo những nguyên tắc và thủ tục của điều 22.3. Tại cuộc họp của DSB ngày 18 tháng 1 năm 2002, vấn đề được đưa ra giải quyết bằng trọng tài. Trong cuộc họp các bên thông báo rằng do họ vẫn đang trong quá trình tham vấn và sẵn sàng yêu cầu cơ quan trọng tài, một khi được chỉ định, tạm dừng hoạt động với kỳ vọng về khả năng thống nhất được một giải pháp chung. Ngày 25 tháng 2 năm 2002, Mỹ trình lên DSB báo cáo tình hình thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 27 tháng 2 năm 2002, các bên yêu cầu trọng tài tạm dừng hoạt động do đề nghị bãi bỏ Luật 1916 và chấm dứt tất cả những hoạt động áp dụng theo Luật này đang được Quốc hội Mỹ xem xét. Tuy nhiên các bên cũng lưu ý rằng thủ tục trọng tài sẽ được tiếp tục theo yêu cầu của một trong các bên từ sau ngày 30 tháng 6 năm 2002 nếu không có tiến triển đáng kể nào trong việc giải quyết vụ việc.

Tại cuộc họp của DSB ngày 17 tháng 4 năm 2002, Mỹ đã đệ trình Báo cáo tình trạng thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Phía Mỹ thông báo rằng một dự thảo đã được đệ trình yêu cầu bãi bỏ Luật chống bán phá giá1916 và chấm dứt một số hoạt động đang áp dụng theo luật này. Tuy có ghi nhận những tiến bộ đã đạt được, Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết thực thi đúng thời gian qui định. Nhật Bản cho biết theo thỏa thuận song phương với Mỹ, mỗi bên đều có quyền yêu cầu nối lại các thủ tục trọng tài sau ngày 30 tháng 6 năm 2002.

Tại cuộc họp của DSB ngày 22 tháng 5 năm 2002, Mỹ trình báo cáo tình hình thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Mỹ thông báo rằng vào ngày 23 tháng 4 năm 2002, dự thảo yêu cầu bãi bỏ Luật 1916 đã được đệ trình lên Thượng viện Mỹ.

Tại cuộc họp của DSB ngày 24 tháng 6 năm 2002, Mỹ đã trình báo cáo tình hình thực thi, thông báo rằng dự thảo yêu cầu bãi bỏ Luật 1916 và chấm dứt một số vụ kiện chưa xử đã được trình lên Quốc hội và rằng họ vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chung cho vấn đề này với cả EC và Nhật Bản. EC và Nhật Bản bày bỏ lo ngại về việc không có tiến triển nào trong việc giải quyết vụ việc và thúc giục Mỹ bãi bỏ Luật 1916 trong thời gian nhanh nhất. Nhật Bản cảnh cáo Mỹ rằng họ có thể yêu cầu tiếp tục các thủ tục trọng tài nếu Luật 1916 không được bãi bỏ trước ngày 30/6. Tại cuộc họp của DSB ngày 29 tháng 7 năm 2002, Mỹ nhắc lại tuyên bố trên trên. Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản tiếp tục thể hiện quan ngại về tiến trình giải quyết vụ việc và thúc giục Mỹ bãi bỏ Luật 1916 trong thời gian sớm nhất. Hai nước này lưu ý rằng những vụ kiện chống lại các công ty của họ có thể bắt đầu lại rất sớm và phía Mỹ cần hành động hết sức khẩn trương để tránh cho các công ty của họ không phải chịu những chi phí rất lớn để tự bảo vệ mình trước những quy định trái với luật lệ của WTO.

Tại cuộc họp của DSB ngày 1 tháng 10 năm 2002, Mỹ đề trình báo cáo tình hình thực thi, và để trả lời những quan ngại của Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản tại cuộc họp lần trước, Mỹ thông báo rằng dự thảo đề nghị bãi bỏ Luật 1916 và chấm dứt tất cả những vụ kiện chưa xử đang được Quốc hội xem xét. Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản tiếp tục thể hiện lo ngại trước việc không có tiến triển trong giải quyết vụ việc và nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về một hành động khẩn trương của Mỹ nhằm tránh cho các công ty của họ những khoản phí tổn khổng lồ do các quy định không phù hợp với WTO gây ra.

Tại cuộc họp ngày 11 tháng 11 năm 2002, Mỹ tuyên bố chính phủ nước này vẫn đang nỗ lực làm việc với Quốc hội sau thời gian tạm nghỉ nhằm đạt được những tiến bộ hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ việc. Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản một lần nữa thể hiện sự quan ngại trước diễn tiến vụ việc và yêu cầu Mỹ không trì hoãn thêm nữa việc hủy bỏ Luật 1916. Họ thông báo rằng các vụ kiện chống lại công ty của họ đã tiếp tục trở lại và Mỹ cần có hành động cấp bách nhằm tránh cho các công ty này những khoản chi phí khổng lồ để tự bảo vệ mình trước những điều luật trái với qui định của WTO. Cộng đồng châu Âu tuyên bố rằng báo cáo thực thi của Mỹ là không đầy đủ, do không đề cập đến dự thảo do dân biểu Henry Hyde đệ trình hồi tháng sáu. Dự thảo này nếu được thông qua sẽ bãi bỏ Luật 1916 nhưng sẽ không tác động tới những vụ kiện chưa xử. Đối với EC, việc này là không thể chấp nhận được, do nó không tuân thủ đầy đủ những khuyến nghị và phán quyết của DSB.

Tại cuộc họp ngày 28 tháng 11 năm 2002 của DSB, Mỹ tái khẳng định tuyên bố rằng dự thảo bãi bỏ Luật 1916 bao gồm cả yêu cầu hủy bỏ các vụ kiện đang chờ xử lý. Mỹ tuyên bố thêm rằng chính phủ nước này đang tiếp tục nỗ lực làm việc với Quốc hội sau kỳ nghỉ họp nhằm đạt được tiến bộ trong quá trình giải quyết vụ kiện này. Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản tiếp tục bày tỏ lo ngại trước việc tiển triển trong giải quyết vụ việc và hối thúc Mỹ hủy bỏ Luật 1916 ngay lập tức. EC nhắc lại mối quan ngại rằng dự thảo do đại diện Henry Hyde đệ trình hồi tháng sáu, nếu được thông qua sẽ bãi bỏ Luật 1916 nhưng sẽ không hủy những vụ kiện đang chờ xử. Họ cũng nhắc lại rằng việc này là không chấp nhận được do nó không tuân thủ đầy đủ theo những khuyến nghị và phán quyết của DSB. Trong cuộc họp ngày 27 tháng 1 năm 2003, Mỹ lặp lại báo cáo thực thi lần trước trong khi Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản một lần nữa nhắc lại những lo ngại của mình.

Do không có văn bản pháp luật nào được thông qua nhằm hủy bỏ Luật 1916 và hủy bỏ những vụ kiện đang chờ xử, ngày 19 tháng 9 năm 2003, Cộng đồng châu Âu yêu cầu các Trọng tài tái khởi động quá trình phân định giải quyết vụ việc WT/DS136. Theo yêu cầu của EC, các Trọng tài đã nối lại hoạt động giải quyết vụ việc trong cùng ngày.

Ngày 24 tháng 2 năm 2004, quyết định của Trọng tài được ban hành tới các Thành viên WTO. Từ thực tế những tổn hại mà Luật 1916 gây ra, không căn cứ vào từng trường hợp áp dụng cụ thể, các Trọng tài quyết định xác định một số tham số ((i) giá trị bồi thường mà các công ty của EC phải trả do Luật 1916 gây ra và (ii) giá trị của thỏa thuận đạt được giữa một công ty của EC và nguyên đơn Mỹ trong một vụ kiện theo Luật 1916) mà căn cứ vào đó, EC sẽ tự tính toán mức độ các biện pháp đối kháng họ dự định áp dụng, thay vì đặt ra một mức giá trị thương mại cố định.