Năm 2010: Tầng nấc mới trong quan hệ ASEAN - Mỹ
31/12/2010
Sau nhiều năm chú trọng quan hệ với các nước lớn, có thể nói năm 2010 đã đánh dấu bước chuyển của chính quyền Mỹ trong quan hệ với các nước nhỏ hơn, trong đó rõ ràng nhất là quan hệ Mỹ - ASEAN đã tiến một tầng nấc mới.
Sự "trở lại" của Mỹ đối với Đông Nam Á trong năm nay có một khởi đầu không mấy suôn sẻ khi Tổng thống B.Ô-ba-ma rốt cuộc không thực hiện được chuyến công du châu Á, bao gồm cả In-đô-nê-xi-a và Ốt-xtrây-li-a, như đã hẹn. Chuyến thăm này được hoãn hai lần vào tháng 3 do ông B. Ô-ba-ma phải ở lại trong nước để "chiến đấu" với Quốc hội nhằm thông qua kế hoạch cải cách y tế mà ông coi như ưu tiên đối nội quan trọng nhất của mình.
Đến tháng 6, ông lại một lần nữa lỗi hẹn do phải lo đối phó với thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra sau vụ nổ giàn khoan của tập đoàn xăng dầu Anh BP trên Vịnh Mê-xi-cô hồi cuối tháng 4.
Đổi lại, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã thể hiện vai trò chủ nhà xuất sắc khi chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN. Đây mới chỉ là hội nghị thứ hai trong lịch sử quan hệ ASEAN - Mỹ sau hội nghị lần đầu tổ chức tại Xin-ga-po hồi tháng 11-2009 bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), song là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang theo đuổi tham vọng can dự với châu Á một cách ngang bằng và đa phương hơn.
Đồng chủ trì cuộc họp tại Niu Oóc với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết với cương vị là Chủ tịch ASEAN, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ông coi châu Á là "hòn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, vì vậy Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các đồng minh cũ, thắt chặt thêm quan hệ với các đối tác mới và tái cam kết hợp tác với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN. 
Tổng thống B.Ô-ba-ma cho biết ông muốn thảo luận với ASEAN về vấn đề thực hiện tăng trưởng kinh tế theo đường lối bền vững; bày tỏ hy vọng hội nghị thưởng đỉnh lần hai này sẽ đưa đến những hợp tác chính trị và an ninh sâu rộng hơn giữa các nước. Ông cũng nhấn mạnh ASEAN có tiềm năng trở thành khối dẫn dắt thế giới thực sự, khẳng định chiến lược của ông tái thiết ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực năng động này. Ông cũng xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
Tại hội nghị, hai bên đã thống nhất về tầm quan trọng của "giải quyết các bất đồng bằng phương pháp hòa bình" và "tự do lưu thông hàng hải," kể cả ở vùng biển Đông.
Về lĩnh vực kinh tế, hai bên đã đồng ý cùng hợp tác để mở rộng quan hệ thương mại vốn cũng đang phát triển mạnh. Kim ngạch thương mại trong trao đổi hàng hóa hai chiều ASEAN - Mỹ đã đạt 84 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại ASEAN đạt tổng cộng 153 tỉ USD năm 2008 và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN tại Mỹ là 13,5 tỉ USD. 
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận vấn đề chống khủng bố, các nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy, cam kết chống phổ biến hạt nhân. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo ASEAN còn đặc biệt hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng và Kết nối ASEAN, cam kết hợp tác với Mỹ trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa…; nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì đối thoại ở mức cao nhất giữa hai bên và cam kết tổ chức cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần ba vào năm tới, cùng dịp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2011.
Dư luận chung cho rằng nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của Mỹ đang dẫn dắt chiến lược đối ngoại của nước Mỹ với châu Á là "đi đúng hướng." 
Tuy Tổng thống B. Ô-ba-ma "lỗi hẹn" với Đông Nam Á nhưng các cấp dưới của ông trong năm 2010 đã có hàng loạt chuyến công du tới khu vực này. Cụ thể, Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn đã có 2 lần tới Việt Nam để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hồi tháng 10.
Trong cả hai chuyến công du, bà Clin-tơn đều dành thời gian đáng kể để trao đổi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam. Bà đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm để trao đổi về mối quan hệ Hà Nội - Oa-sinh-tơn.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Giô-xép Yun (Joseph Yun), người từng tháp tùng Ngoại trưởng Clin-tơn trong cả hai chuyến thăm của bà tới Hà Nội, cho rằng đây là chuyến công tác quan trọng, và cả "bất thường" nữa bởi vì Ngoại trưởng Mỹ hiếm khi công du tới một địa điểm hai lần trong năm. Điều này cho thấy Oa-sinh-tơn đánh giá cao mối bang giao với Hà Nội, cũng như mong mỏi cải thiện mối quan hệ của chính phủ hai phía.
Bên cạnh Việt Nam, bà Clin-tơn cũng tiến hành chuyến thăm đầu tiên trong vòng 7 năm qua của một Ngoại trưởng Mỹ tới Cam-pu-chia. Tại đây, bà đã tiếp xúc với các lãnh đạo Cam-pu-chia, từ Ngoại trưởng Hô Nam-hông (Hor Namhong) đến Thủ tướng Hun Sen và Quốc vương Xi-ha-mô-ni (Sihamoni).
Ở một nước ASEAN khác đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu là Mi-an-ma, trong năm 2010 Mỹ cũng đã có động tác theo đuổi một chính sách can dự mới, mà điểm thăm dò là chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Cớt Cam-beo (Kurt Campbell) tới Mi-an-ma ngày 9-5. 
Có thể nói Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu đậm hơn ở Đông Nam Á trong năm nay, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hài lòng với hội nghị thượng đỉnh cùng Mỹ năm ngoái cũng như việc Mỹ tổ chức hội nghị lần hai này. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà phân tích, không khí hiện tại không mang tính bền vững cho tương lai bởi chính quyền B.Ô-ba-ma đang phải đối mặt với những vấn đề gây sức ép ngày càng tăng ở trong nước lẫn các vấn đề cấp bách khác mà thế giới quan tâm như vấn đề Áp-ga-ni-xtan, Trung Đông, chương trình hạt nhân I-ran...; trong khi ASEAN đang hướng tới cộng đồng kinh tế và mỗi quốc gia thành viên cũng có những thách thức đối nội. 
Về lâu dài, Mỹ và ASEAN phải phát triển sâu sắc và tạo sự ổn định hơn nữa cho quan hệ còn "non trẻ" này. Hy vọng trong năm 2011, mối quan hệ Mỹ - ASEAN không chỉ dừng lại ở những lời bày tỏ tốt đẹp về nhau mà được thể hiện trong các hành động hiệu quả có lNăm 2010: Tầng nấc mới trong quan hệ ASEAN - Mỹ
31/12/2010
Sau nhiều năm chú trọng quan hệ với các nước lớn, có thể nói năm 2010 đã đánh dấu bước chuyển của chính quyền Mỹ trong quan hệ với các nước nhỏ hơn, trong đó rõ ràng nhất là quan hệ Mỹ - ASEAN đã tiến một tầng nấc mới.
Sự "trở lại" của Mỹ đối với Đông Nam Á trong năm nay có một khởi đầu không mấy suôn sẻ khi Tổng thống B.Ô-ba-ma rốt cuộc không thực hiện được chuyến công du châu Á, bao gồm cả In-đô-nê-xi-a và Ốt-xtrây-li-a, như đã hẹn. Chuyến thăm này được hoãn hai lần vào tháng 3 do ông B. Ô-ba-ma phải ở lại trong nước để "chiến đấu" với Quốc hội nhằm thông qua kế hoạch cải cách y tế mà ông coi như ưu tiên đối nội quan trọng nhất của mình.
Đến tháng 6, ông lại một lần nữa lỗi hẹn do phải lo đối phó với thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra sau vụ nổ giàn khoan của tập đoàn xăng dầu Anh BP trên Vịnh Mê-xi-cô hồi cuối tháng 4.
Đổi lại, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã thể hiện vai trò chủ nhà xuất sắc khi chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN. Đây mới chỉ là hội nghị thứ hai trong lịch sử quan hệ ASEAN - Mỹ sau hội nghị lần đầu tổ chức tại Xin-ga-po hồi tháng 11-2009 bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), song là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang theo đuổi tham vọng can dự với châu Á một cách ngang bằng và đa phương hơn.
Đồng chủ trì cuộc họp tại Niu Oóc với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết với cương vị là Chủ tịch ASEAN, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ông coi châu Á là "hòn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, vì vậy Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các đồng minh cũ, thắt chặt thêm quan hệ với các đối tác mới và tái cam kết hợp tác với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN. 
Tổng thống B.Ô-ba-ma cho biết ông muốn thảo luận với ASEAN về vấn đề thực hiện tăng trưởng kinh tế theo đường lối bền vững; bày tỏ hy vọng hội nghị thưởng đỉnh lần hai này sẽ đưa đến những hợp tác chính trị và an ninh sâu rộng hơn giữa các nước. Ông cũng nhấn mạnh ASEAN có tiềm năng trở thành khối dẫn dắt thế giới thực sự, khẳng định chiến lược của ông tái thiết ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực năng động này. Ông cũng xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
Tại hội nghị, hai bên đã thống nhất về tầm quan trọng của "giải quyết các bất đồng bằng phương pháp hòa bình" và "tự do lưu thông hàng hải," kể cả ở vùng biển Đông.
Về lĩnh vực kinh tế, hai bên đã đồng ý cùng hợp tác để mở rộng quan hệ thương mại vốn cũng đang phát triển mạnh. Kim ngạch thương mại trong trao đổi hàng hóa hai chiều ASEAN - Mỹ đã đạt 84 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại ASEAN đạt tổng cộng 153 tỉ USD năm 2008 và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN tại Mỹ là 13,5 tỉ USD. 
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận vấn đề chống khủng bố, các nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy, cam kết chống phổ biến hạt nhân. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo ASEAN còn đặc biệt hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng và Kết nối ASEAN, cam kết hợp tác với Mỹ trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa…; nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì đối thoại ở mức cao nhất giữa hai bên và cam kết tổ chức cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần ba vào năm tới, cùng dịp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2011.
Dư luận chung cho rằng nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của Mỹ đang dẫn dắt chiến lược đối ngoại của nước Mỹ với châu Á là "đi đúng hướng." 
Tuy Tổng thống B. Ô-ba-ma "lỗi hẹn" với Đông Nam Á nhưng các cấp dưới của ông trong năm 2010 đã có hàng loạt chuyến công du tới khu vực này. Cụ thể, Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn đã có 2 lần tới Việt Nam để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hồi tháng 10.
Trong cả hai chuyến công du, bà Clin-tơn đều dành thời gian đáng kể để trao đổi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam. Bà đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm để trao đổi về mối quan hệ Hà Nội - Oa-sinh-tơn.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Giô-xép Yun (Joseph Yun), người từng tháp tùng Ngoại trưởng Clin-tơn trong cả hai chuyến thăm của bà tới Hà Nội, cho rằng đây là chuyến công tác quan trọng, và cả "bất thường" nữa bởi vì Ngoại trưởng Mỹ hiếm khi công du tới một địa điểm hai lần trong năm. Điều này cho thấy Oa-sinh-tơn đánh giá cao mối bang giao với Hà Nội, cũng như mong mỏi cải thiện mối quan hệ của chính phủ hai phía.
Bên cạnh Việt Nam, bà Clin-tơn cũng tiến hành chuyến thăm đầu tiên trong vòng 7 năm qua của một Ngoại trưởng Mỹ tới Cam-pu-chia. Tại đây, bà đã tiếp xúc với các lãnh đạo Cam-pu-chia, từ Ngoại trưởng Hô Nam-hông (Hor Namhong) đến Thủ tướng Hun Sen và Quốc vương Xi-ha-mô-ni (Sihamoni).
Ở một nước ASEAN khác đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu là Mi-an-ma, trong năm 2010 Mỹ cũng đã có động tác theo đuổi một chính sách can dự mới, mà điểm thăm dò là chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Cớt Cam-beo (Kurt Campbell) tới Mi-an-ma ngày 9-5. 
Có thể nói Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu đậm hơn ở Đông Nam Á trong năm nay, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hài lòng với hội nghị thượng đỉnh cùng Mỹ năm ngoái cũng như việc Mỹ tổ chức hội nghị lần hai này. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà phân tích, không khí hiện tại không mang tính bền vững cho tương lai bởi chính quyền B.Ô-ba-ma đang phải đối mặt với những vấn đề gây sức ép ngày càng tăng ở trong nước lẫn các vấn đề cấp bách khác mà thế giới quan tâm như vấn đề Áp-ga-ni-xtan, Trung Đông, chương trình hạt nhân I-ran...; trong khi ASEAN đang hướng tới cộng đồng kinh tế và mỗi quốc gia thành viên cũng có những thách thức đối nội. 
Về lâu dài, Mỹ và ASEAN phải phát triển sâu sắc và tạo sự ổn định hơn nữa cho quan hệ còn "non trẻ" này. Hy vọng trong năm 2011, mối quan hệ Mỹ - ASEAN không chỉ dừng lại ở những lời bày tỏ tốt đẹp về nhau mà được thể hiện trong các hành động hiệu quả có lợi cho cả hai bên./
Theo: TTXVNSau nhiều năm chú trọng quan hệ với các nước lớn, có thể nói năm 2010 đã đánh dấu bước chuyển của chính quyền Mỹ trong quan hệ với các nước nhỏ hơn, trong đó rõ ràng nhất là quan hệ Mỹ - ASEAN đã tiến một tầng nấc mới.
Sự "trở lại" của Mỹ đối với Đông Nam Á trong năm nay có một khởi đầu không mấy suôn sẻ khi Tổng thống B.Ô-ba-ma rốt cuộc không thực hiện được chuyến công du châu Á, bao gồm cả In-đô-nê-xi-a và Ốt-xtrây-li-a, như đã hẹn. Chuyến thăm này được hoãn hai lần vào tháng 3 do ông B. Ô-ba-ma phải ở lại trong nước để "chiến đấu" với Quốc hội nhằm thông qua kế hoạch cải cách y tế mà ông coi như ưu tiên đối nội quan trọng nhất của mình.
Đến tháng 6, ông lại một lần nữa lỗi hẹn do phải lo đối phó với thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra sau vụ nổ giàn khoan của tập đoàn xăng dầu Anh BP trên Vịnh Mê-xi-cô hồi cuối tháng 4.
Đổi lại, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã thể hiện vai trò chủ nhà xuất sắc khi chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN. Đây mới chỉ là hội nghị thứ hai trong lịch sử quan hệ ASEAN - Mỹ sau hội nghị lần đầu tổ chức tại Xin-ga-po hồi tháng 11-2009 bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), song là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang theo đuổi tham vọng can dự với châu Á một cách ngang bằng và đa phương hơn.
Đồng chủ trì cuộc họp tại Niu Oóc với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết với cương vị là Chủ tịch ASEAN, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ông coi châu Á là "hòn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, vì vậy Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các đồng minh cũ, thắt chặt thêm quan hệ với các đối tác mới và tái cam kết hợp tác với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN. 
Tổng thống B.Ô-ba-ma cho biết ông muốn thảo luận với ASEAN về vấn đề thực hiện tăng trưởng kinh tế theo đường lối bền vững; bày tỏ hy vọng hội nghị thưởng đỉnh lần hai này sẽ đưa đến những hợp tác chính trị và an ninh sâu rộng hơn giữa các nước. Ông cũng nhấn mạnh ASEAN có tiềm năng trở thành khối dẫn dắt thế giới thực sự, khẳng định chiến lược của ông tái thiết ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực năng động này. Ông cũng xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
Tại hội nghị, hai bên đã thống nhất về tầm quan trọng của "giải quyết các bất đồng bằng phương pháp hòa bình" và "tự do lưu thông hàng hải," kể cả ở vùng biển Đông.
Về lĩnh vực kinh tế, hai bên đã đồng ý cùng hợp tác để mở rộng quan hệ thương mại vốn cũng đang phát triển mạnh. Kim ngạch thương mại trong trao đổi hàng hóa hai chiều ASEAN - Mỹ đã đạt 84 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại ASEAN đạt tổng cộng 153 tỉ USD năm 2008 và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN tại Mỹ là 13,5 tỉ USD. 
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận vấn đề chống khủng bố, các nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy, cam kết chống phổ biến hạt nhân. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo ASEAN còn đặc biệt hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng và Kết nối ASEAN, cam kết hợp tác với Mỹ trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa…; nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì đối thoại ở mức cao nhất giữa hai bên và cam kết tổ chức cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần ba vào năm tới, cùng dịp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2011.
Dư luận chung cho rằng nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của Mỹ đang dẫn dắt chiến lược đối ngoại của nước Mỹ với châu Á là "đi đúng hướng." 
Tuy Tổng thống B. Ô-ba-ma "lỗi hẹn" với Đông Nam Á nhưng các cấp dưới của ông trong năm 2010 đã có hàng loạt chuyến công du tới khu vực này. Cụ thể, Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn đã có 2 lần tới Việt Nam để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hồi tháng 10.
Trong cả hai chuyến công du, bà Clin-tơn đều dành thời gian đáng kể để trao đổi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam. Bà đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm để trao đổi về mối quan hệ Hà Nội - Oa-sinh-tơn.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Giô-xép Yun (Joseph Yun), người từng tháp tùng Ngoại trưởng Clin-tơn trong cả hai chuyến thăm của bà tới Hà Nội, cho rằng đây là chuyến công tác quan trọng, và cả "bất thường" nữa bởi vì Ngoại trưởng Mỹ hiếm khi công du tới một địa điểm hai lần trong năm. Điều này cho thấy Oa-sinh-tơn đánh giá cao mối bang giao với Hà Nội, cũng như mong mỏi cải thiện mối quan hệ của chính phủ hai phía.
Bên cạnh Việt Nam, bà Clin-tơn cũng tiến hành chuyến thăm đầu tiên trong vòng 7 năm qua của một Ngoại trưởng Mỹ tới Cam-pu-chia. Tại đây, bà đã tiếp xúc với các lãnh đạo Cam-pu-chia, từ Ngoại trưởng Hô Nam-hông (Hor Namhong) đến Thủ tướng Hun Sen và Quốc vương Xi-ha-mô-ni (Sihamoni).
Ở một nước ASEAN khác đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu là Mi-an-ma, trong năm 2010 Mỹ cũng đã có động tác theo đuổi một chính sách can dự mới, mà điểm thăm dò là chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Cớt Cam-beo (Kurt Campbell) tới Mi-an-ma ngày 9-5. 
Có thể nói Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu đậm hơn ở Đông Nam Á trong năm nay, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hài lòng với hội nghị thượng đỉnh cùng Mỹ năm ngoái cũng như việc Mỹ tổ chức hội nghị lần hai này. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà phân tích, không khí hiện tại không mang tính bền vững cho tương lai bởi chính quyền B.Ô-ba-ma đang phải đối mặt với những vấn đề gây sức ép ngày càng tăng ở trong nước lẫn các vấn đề cấp bách khác mà thế giới quan tâm như vấn đề Áp-ga-ni-xtan, Trung Đông, chương trình hạt nhân I-ran...; trong khi ASEAN đang hướng tới cộng đồng kinh tế và mỗi quốc gia thành viên cũng có những thách thức đối nội. 
Về lâu dài, Mỹ và ASEAN phải phát triển sâu sắc và tạo sự ổn định hơn nữa cho quan hệ còn "non trẻ" này. Hy vọng trong năm 2011, mối quan hệ Mỹ - ASEAN không chỉ dừng lại ở những lời bày tỏ tốt đẹp về nhau mà được thể hiện trong các hành động hiệu quả có lợi cho cả hai bên./
Theo: TTXVN