Sáng ngày 23/12/2011 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức “Phiên họp 4 - Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế”. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” của VCCI, được thực hiện trong khuôn khổ Dự án MUTRAP III (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III EU-Việt Nam), với tài trợ của Liên minh châu Âu. 
Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế (Ủy ban) là đơn vị được thành lập nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình đàm phán, thực thi các cam kết thương mại quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo rằng các cam kết quốc tế tính đến và phản ánh hợp lý quyền và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. 
Sau hơn hai năm hoạt động, Ủy ban đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó phải kể đến việc vận động Chính phủ công nhận vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Cụ thể, trong công văn số 9317/VPCP – QHQT ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và Đoàn đàm phán Chính phủ phải tăng cường lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp cho các đàm phán cam kết thương mại quốc tế thông qua đầu mối là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2011, Ủy ban đã thực hiện hai chiến dịch vận động chính sách lớn về i) Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ii) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (FTA Việt Nam – EU) cùng hàng chục khuyến nghị chính sách khác. Bên cạnh đó Ủy ban tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách thương mại quốc tế thông qua website www.trungtamwto.vn/www.wtocenter/vn, xuất bản bản tin “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” hàng quý, hoàn thành“Cẩm nang Vận động Chính sách Thương mại Quốc tế” và tổ chức một số hội thảo và khóa đào tạo về các chủ đề hội nhập.
Trong khuôn khổ kế hoạch hành động của Ủy ban, Phiên họp thứ 4 của Ủy ban tập trung vào các nội dung (i) Chính phủ đã tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán – Tại sao doanh nghiệp chưa tham gia tích cực? (ii) Chiến lược nào cho hội nhập qua FTA của Việt Nam nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Nên hay không nên đàm phán tiếp các FTA trong lúc này? Nếu có thì đàm phán với ai? Tại sao?..). Về vấn đề thứ nhất, hầu hết các đại biểu đều cho rằng nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, năng lực có hạn và nhận thức chưa sâu. Do đó, các cam kết thương mại quốc tế là cái gì đó còn xa vời, chỉ có tác động “trong tương lai” chứ không phải là vấn đề sát sườn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức. Từ phía Chính phủ, chưa có một kênh thông tin chính thức để cung cấp cho doanh nghiệp về tình hình đàm phán, cũng chưa có một cơ chế tham vấn chính thức cho doanh nghiệp tham gia vào. Để giải quyết vấn đề này, theo ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc phải nâng cao nhận thức của các hiệp hội và doanh nghiệp về tầm quan trọng của các cam kết thương mại quốc tế, các hoạt động vận động của Ủy ban cần có sự chọn lựa và tập trung vào các lợi ích thiết thân của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế tham vấn chính thức, hiệu quả để tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp được tính đến một cách hợp lý.
Về chiến lược hội nhập qua FTA của Việt Nam trong thời gian tới, theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì khi lựa chọn ký kết các FTA cần đảm bảo đem lại lợi ích chiến lược về chính trị và tác động to lớn về kinh tế cho đất nước. Theo đó, Việt Nam nên lựa chọn các đối tác có nền kinh tế bổ sung với Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu về chuyển giao công nghệ, môi trường, đầu tư và các vấn đề liên quan khác. Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cần tập trung xác định “chơi với ai”  và “chơi như thế nào” chứ không nên hội nhập một cách “dàn trải”. Ngoài ra, bên cạnh chú trọng đến các FTA đang và sẽ đàm phán thì Việt Nam cũng cần quan tâm đến việc thực hiện các FTA đã ký kết bởi từ cam kết đến thực thi còn rất nhiều việc phải làm.
 Phiên họp cũng đề ra kế hoahcj hoạt động của Ủy ban trong năm 2012, theo đó tiếp tục và mở rộng các hoạt động của năm 2011 như: tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua website, bản tin và các ấn phẩm về hội nhập; các hoạt động hội thảo và đào tạo năng lực thương mại quốc tế cho các hiệp hội và doanh nghiệp; và các chiến dịch vận động chính sách về các vấn đề còn dang dở như TPP, FTA Việt Nam – EU và mở rộng ra các chủ đề mới như chiến lược đàm phán ký kết FTA của Việt Nam trong 10 năm tới, các Hiệp định/Điều ước quốc tế tác động lớn đến doanh nghiệp….

Sáng ngày 23/12/2011 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức “Phiên họp 4 - Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế”. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” của VCCI, được thực hiện trong khuôn khổ Dự án MUTRAP III (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III EU-Việt Nam), với tài trợ của Liên minh châu Âu. 

Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế (Ủy ban) là đơn vị được thành lập nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình đàm phán, thực thi các cam kết thương mại quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo rằng các cam kết quốc tế tính đến và phản ánh hợp lý quyền và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Sau hơn hai năm hoạt động, Ủy ban đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó phải kể đến việc vận động Chính phủ công nhận vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Cụ thể, trong công văn số 9317/VPCP – QHQT ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và Đoàn đàm phán Chính phủ phải tăng cường lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp cho các đàm phán cam kết thương mại quốc tế thông qua đầu mối là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2011, Ủy ban đã thực hiện hai chiến dịch vận động chính sách lớn về i) Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ii) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (FTA Việt Nam – EU) cùng hàng chục khuyến nghị chính sách khác. Bên cạnh đó Ủy ban tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách thương mại quốc tế thông qua website www.trungtamwto.vn/www.wtocenter/vn, xuất bản bản tin “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” hàng quý, hoàn thành“Cẩm nang Vận động Chính sách Thương mại Quốc tế” và tổ chức một số hội thảo và khóa đào tạo về các chủ đề hội nhập.

Trong khuôn khổ kế hoạch hành động của Ủy ban, Phiên họp thứ 4 của Ủy ban tập trung vào các nội dung (i) Chính phủ đã tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán – Tại sao doanh nghiệp chưa tham gia tích cực? (ii) Chiến lược nào cho hội nhập qua FTA của Việt Nam nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Nên hay không nên đàm phán tiếp các FTA trong lúc này? Nếu có thì đàm phán với ai? Tại sao?..). Về vấn đề thứ nhất, hầu hết các đại biểu đều cho rằng nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, năng lực có hạn và nhận thức chưa sâu. Do đó, các cam kết thương mại quốc tế là cái gì đó còn xa vời, chỉ có tác động “trong tương lai” chứ không phải là vấn đề sát sườn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức. Từ phía Chính phủ, chưa có một kênh thông tin chính thức để cung cấp cho doanh nghiệp về tình hình đàm phán, cũng chưa có một cơ chế tham vấn chính thức cho doanh nghiệp tham gia vào. Để giải quyết vấn đề này, theo ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc phải nâng cao nhận thức của các hiệp hội và doanh nghiệp về tầm quan trọng của các cam kết thương mại quốc tế, các hoạt động vận động của Ủy ban cần có sự chọn lựa và tập trung vào các lợi ích thiết thân của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế tham vấn chính thức, hiệu quả để tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp được tính đến một cách hợp lý.

Về chiến lược hội nhập qua FTA của Việt Nam trong thời gian tới, theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì khi lựa chọn ký kết các FTA cần đảm bảo đem lại lợi ích chiến lược về chính trị và tác động to lớn về kinh tế cho đất nước. Theo đó, Việt Nam nên lựa chọn các đối tác có nền kinh tế bổ sung với Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu về chuyển giao công nghệ, môi trường, đầu tư và các vấn đề liên quan khác. Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cần tập trung xác định “chơi với ai”  và “chơi như thế nào” chứ không nên hội nhập một cách “dàn trải”. Ngoài ra, bên cạnh chú trọng đến các FTA đang và sẽ đàm phán thì Việt Nam cũng cần quan tâm đến việc thực hiện các FTA đã ký kết bởi từ cam kết đến thực thi còn rất nhiều việc phải làm.

Phiên họp cũng đề ra kế hoạch hoạt động của Ủy ban trong năm 2012, theo đó tiếp tục và mở rộng các hoạt động của năm 2011 như: tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua website, bản tin và các ấn phẩm về hội nhập; các hoạt động hội thảo và đào tạo năng lực thương mại quốc tế cho các hiệp hội và doanh nghiệp; và các chiến dịch vận động chính sách về các vấn đề còn dang dở như TPP, FTA Việt Nam – EU và mở rộng ra các chủ đề mới như chiến lược đàm phán ký kết FTA của Việt Nam trong 10 năm tới, các Hiệp định/Điều ước quốc tế tác động lớn đến doanh nghiệp….

Tài liệu Phiên họp được đính kèm dưới đây:

1. Báo cáo hoạt động

2. Chiến lược FTA trong bối cảnh mới