Ngày 14/07/2011, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Công ty luật EU Gide Loyrette Nouel (GIDE) tổ chức Hội thảo “Chống bán phá giá – Chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu vào EU: Những diễn tiến mới – Tác động và Ảnh hưởng”. Đây là hoạt động thuộc Chương trình “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” của VCCI, được thực hiện trong khuôn khổ Dự án MUTRAP III với tài trợ của Liên minh châu Âu

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Trung tâm WTO của VCCI cho biết Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với dân số trên 500 triệu người và nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ gỗ…. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong quy định liên quan đến xuất khẩu ở EU đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao mọi động thái chính sách của EU để có thể chủ động đối phó kịp thời.
Cho đến nay EU đã tiến hành 10 vụ kiện chống bán phá giá và trở thành nơi áp dụng nhiều nhất các biện pháp này đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù quy mô các vụ kiện này tương đối nhỏ (trừ vụ giầy mũ da) nhưng số lượng các vụ kiện đã cho thấy nguy cơ bị kiện tại thị trường này là rất lớn. Đặc biệt khi các quy định và thông lệ về phòng vệ thương mại của EU trước đây vốn được xem là bớt khắt khe hơn các nước khác thì hiện nay có khả năng sẽ thay đổi theo hướng bất lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
Cụ thể, theo Tiến sĩ Pieter Jan Kuijper, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban thư ký WTO, EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể cơ chế ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo hướng phức tạp và kéo dài thời gian hơn nhưng yêu cầu về tính minh bạch cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, xu hướng gần đây cho thấy EU sẽ tăng cường các hoạt động chống trợ cấp vì cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi thế cạnh tranh không lành mạnh từ những ưu đãi của chính phủ, nơi không có các quy định kiểm soát trợ cấp ngặt nghèo như ở EU. Đặc biệt, EU có thể sẽ gia tăng sử dụng các vụ điều tra “đúp” cả chống bán phá giá và chống trợ cấp, gây khó khăn gấp đôi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. 
Trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình khi xuất khẩu hàng hóa vào EU? Theo các luật sư của GIDE, Việt Nam nên học cách thích nghi với những thay đổi của EU trong trường hợp những quy định đó phản ánh những ưu tiên dài hạn của người tiêu dùng EU. Tuy nhiên, đối với những quy định của EU không phù hợp với các nguyên tắc của WTO thì Việt Nam có thể yêu cầu EU loại bỏ hoặc khởi kiện khi cần thiết. Việt Nam cũng nên tranh thủ các cuộc đối thoại, đàm phán song phương như đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – EU trong thời gian tới để đưa ra những ý kiến bình luận của mình đối với những thay đổi nói trên.
Về phía các hiệp hội, doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu thông tin để có phương án phòng tránh và đối phó kịp thời với các nguy cơ liên quan. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn trực tiếp có thể liên hệ với Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) của VCCI. Với mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia, luật sư giỏi tại các hãng luật lớn ở các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, Hội đồng TRC đã tiến hành nhiều vụ tư vấn cho các hiệp hội, doanh nghiệp về các nguy cơ cũng như biện pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở nước ngoài.

Ngày 14/07/2011, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Công ty luật EU Gide Loyrette Nouel (GIDE) tổ chức Hội thảo “Chống bán phá giá – Chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu vào EU: Những diễn tiến mới – Tác động và Ảnh hưởng”. Đây là hoạt động thuộc Chương trình “Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế” của VCCI, được thực hiện trong khuôn khổ Dự án MUTRAP III với tài trợ của Liên minh châu Âu.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Trung tâm WTO của VCCI cho biết Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với dân số trên 500 triệu người và nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ gỗ…. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong quy định liên quan đến xuất khẩu ở EU đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao mọi động thái chính sách của EU để có thể chủ động đối phó kịp thời.

Cho đến nay EU đã tiến hành 10 vụ kiện chống bán phá giá và trở thành nơi áp dụng nhiều nhất các biện pháp này đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù quy mô các vụ kiện này tương đối nhỏ (trừ vụ giầy mũ da) nhưng số lượng các vụ kiện đã cho thấy nguy cơ bị kiện tại thị trường này là rất lớn. Đặc biệt khi các quy định và thông lệ về phòng vệ thương mại của EU trước đây vốn được xem là bớt khắt khe hơn các nước khác thì hiện nay có khả năng sẽ thay đổi theo hướng bất lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 

Cụ thể, theo Tiến sĩ Pieter Jan Kuijper, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban thư ký WTO, EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể cơ chế ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo hướng phức tạp và kéo dài thời gian hơn nhưng yêu cầu về tính minh bạch cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, xu hướng gần đây cho thấy EU sẽ tăng cường các hoạt động chống trợ cấp vì cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi thế cạnh tranh không lành mạnh từ những ưu đãi của chính phủ, nơi không có các quy định kiểm soát trợ cấp ngặt nghèo như ở EU. Đặc biệt, EU có thể sẽ gia tăng sử dụng các vụ điều tra “đúp” cả chống bán phá giá và chống trợ cấp, gây khó khăn gấp đôi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. 

Trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình khi xuất khẩu hàng hóa vào EU? Theo các luật sư của GIDE, Việt Nam nên học cách thích nghi với những thay đổi của EU trong trường hợp những quy định đó phản ánh những ưu tiên dài hạn của người tiêu dùng EU. Tuy nhiên, đối với những quy định của EU không phù hợp với các nguyên tắc của WTO thì Việt Nam có thể yêu cầu EU loại bỏ hoặc khởi kiện khi cần thiết. Việt Nam cũng nên tranh thủ các cuộc đối thoại, đàm phán song phương như đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – EU trong thời gian tới để đưa ra những ý kiến bình luận của mình đối với những thay đổi nói trên.

Về phía các hiệp hội, doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu thông tin để có phương án phòng tránh và đối phó kịp thời với các nguy cơ liên quan. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn trực tiếp có thể liên hệ với Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) của VCCI. Với mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia, luật sư giỏi tại các hãng luật lớn ở các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, Hội đồng TRC đã tiến hành nhiều vụ tư vấn cho các hiệp hội, doanh nghiệp về các nguy cơ cũng như biện pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở nước ngoài.