Giải quyết tranh chấp số DS177

Mỹ – Các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thịt cừu non tươi sống đông lạnh (Fresh, Chilled or Frozen Lamb) nhập khẩu từ New Zealand.

Tiêu đề

Mỹ - thịt cừu non

Nguyên đơn:

New Zealand

Bị đơn:

Mỹ

Bên thứ ba:

Canada, Cộng đồng Châu Âu (EC), Iceland, Nhật Bản, Austraylia

Yêu cầu tham vấn ngày:

23 tháng 07 năm 1999

Báo cáo của Ban Hội thẩm ban hành:

21 tháng 12 năm 2000

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm ban hành:

01 tháng 05 năm 2001

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm

Do New Zealand and Austraylia khởi kiện

Ngày 16/07/1999, New Zealand yêu cầu tham vấn với Mỹ về việc nước này áp đặt biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thịt cừu nhập khẩu từ New Zealand (WT/DS177). New Zealand buộc tội rằng thông qua tuyên bố của thủ tướng theo mục 203 của Bộ luật thương mại Mỹ 1974, Mỹ đã áp đặt một biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng hạn ngạch thuế quan lên hàng thịt cừu non tươi sống và đông lạnh có hiệu lực từ ngày 22/07/1999. New Zealand cho rằng biện pháp này vi phạm Điều khoản 2, 4, 5, 11 và 12 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ và Điều khoản I và XIX của GATT 1994.

Ngày 23/07/1999, Austraylia yêu cầu tham vấn với Mỹ về biện pháp tự vệ chính thức do Mỹ áp đặt lên mặt hàng thịt cừu (WT/DS178). Austraylia buộc tội rằng thông qua tuyên bố của thủ tướng theo mục 203 của Bộ luật thương mại Mỹ 1974, Mỹ đã áp đặt một biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng hạn ngạch thuế quan lên hàng thịt cừu non tươi sống và đông lạnh có hiệu lực từ ngày 22/07/1999. Austraylia cho rằng biện pháp này vi phạm các Điều 2, 3, 4, 5, 8, 11 và 12 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ và Điều I, II và XIX của GATT 1994.

Ngày 14/10/1999, New Zealand và Austraylia yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm.Tại cuộc họp ngày 27/10/1999, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) trì hoãn việc thành lập ban. Theo yêu cầu lần thứ 2 của New Zealand và Austraylia, ngày 19/11/1999, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm theo Điều 9.1 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU), một ban độc lập để thẩm định khiếu nại của vụ kiện WT/DS177 và WT/DS178. Canada, Cộng đồng Châu Âu (EC), Iceland và Nhật Bản tham gia với tư cách là bên thứ 3. Austraylia tham gia với tư cách là bên thứ 3 của vụ kiện của New Zealand và New Zealand  là bên thứ 3 của vụ kiện của Austraylia. Ngày 21/03/2000, DSB xác định cơ cấu Ban hội thẩm. Ngày 21/12/2000, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo kết luận:

  • Mỹ đã vi phạm Điều XIX:1(a) của GATT 1994 do không chứng minh được có sự tồn tại của sự phát triển không lường trước được.
  • Mỹ đã vi phạm Điều 4.1(c) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do USITC trong cuộc điều tra về thịt cừu đã định nghĩa sai về ngành công nghiệp nội địa, khi xác định các nhà sản xuất hàng hóa tương tự bao gồm cả các nhà sản xuất nguyên liệu đầu vào.
  • Các nguyên đơn đã không chứng minh được phương pháp phân tích của USITC sử dụng khi đi xác định sự tồn tại của thiệt hại nghiêm trọng, cụ thể liên quan tới phân tích dự báo và khoảng thời gian sử dụng phương pháp này là vi phạm Điều 4.1(b) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
  • Các nguyên đơn đã không chứng minh được phương pháp phân tích USITC sử dụng để đánh giá các nhân tố nêu trong điều khoản 4.2(a) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ để xác định liệu sự gia tăng hàng nhập khẩu có đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa theo định nghĩa trong cuộc điều tra không phù hợp với điều khoản này;
  • Mỹ đã vi phạm Điều 4.1(c) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do USITC không thu thập được các dữ liệu liên quan tới các nhà sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp nội địa theo định nghĩa trong cuộc điều tra;
  • Mỹ đã vi phạm Điều 4.2(b) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do phán quyết của USITC về quan hệ nhân quả đã không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và đe dọa thiệt hại, trong phán quyết đưa ra đã không chứng minh được hàng nhập khẩu tăng là nguyên nhân đầy đủ và cần thiết gây ra thiệt hại và cũng không xác định được rõ thiệt hại gây ra bởi các nhân tố khác không do hàng nhập khẩu tăng gây ra;
  • Với vi phạm Điều 4 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ nêu trên, Mỹ cũng vi phạm Điều 2.1 của Hiệp định này.

Ngày 31/01/2001, Mỹ thông báo ý định kháng cáo về các vấn đề  pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo ngày 01/05/2001. Báo cáo kết luận:

  • Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm rằng Mỹ vi phạm Điều XIX:1(a) của GATT 1994 khi không chứng minh được có sự tồn tại của các yếu tố phát triển không lường trước được;
  • Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm về việc Mỹ vi phạm Điều 2.1 và 4.1(c) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do USITC đã định nghĩa “ngành công nghiệp nội địa” bao gồm cả người nuôi cừu;
  • Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm rằng phán quyết của USITC liên quan tới “ngành công nghiệp nội địa” đưa ra trên cơ sở số liệu không đầy đủ, không tiêu biểu cho toàn ngành công nghiệp nội địa. Nhưng Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi kết luận cuối cùng của Ban về việc Mỹ vì việc này mà vi phạm Điều 2.1 và4.1(c) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ thành Mỹ vi phạm Điều 1 và 4.2(a) của Hiệp định;
  • Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã làm sáng tỏ tiêu chuẩn điều tra nêu tại Điều 11 của DSU phù hợp với xác minh các khiếu nại theo Điều 4.2 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Cơ quan Phúc thẩm kết luận Ban Hội thẩm đã sai khi xác minh các khiếu nại liên quan tới phán quyết của USITC rằng có sự tồn tại của thiệt hại nghiêm trọng và hơn nữa chứng minh rằng Mỹ vi phạm Điều 2.1 và  4.2(a) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ bởi báo cáo của USITC không lý giải được đầy đủ rằng có sự tồn tại của thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa;
  • Cơ quan Phúc thẩm phản đối cách hiểu của Ban Hội thẩm về các tiêu chuẩn về quan hệ nhân quả trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ nhưng đồng thời đồng tình với kết luận cuối cùng của Ban Hội thẩm rằng Mỹ đã vi phạm Điều 2.1 và 4.2(a) của Hiệp định do phán quyết của USITC về việc có mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và đe dọa thiệt hại không chứng minh chắc chắn được thiệt hại gây ra đối với ngành công nghiệp nội địa bởi các nhân tố khác ngoài hàng nhập khẩu tăng;
  • Ủng hộ việc Ban Hội thẩm vận dụng luật kinh tế trong việc từ chối điều tra các khiếu nại của New Zealand theo Điều 5.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ; và
  • Từ chối điều tra theo yêu cầu của Austraylia và New Zealand liên quan tới Điều I, II và XIX:1(a) của GATT 1994; Điều 2.2, 3.1, 5.1, 8.1, 11.1(a) và 12.3 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ.

DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi ngày 16/05/2001.

Tình hình thực thi các báo cáo đã thông qua

Tại cuộc họp ngày 20/06/2001 của DSB, Mỹ nhắc lại rằng ngày 14/06/2001 nước này đã đệ trình bằng văn bản lên DSB ý định thực thi các phán quyết theo vụ kiện này và tuyên bố ý định sẽ thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB theo cách thức phù hợp với các nghĩa vụ của Mỹ theo WTO. Mỹ cũng tuyên bố thêm rằng cần một khoảng thời gian hợp lý để thực thi và sẽ thảo luận về vấn đề này với các nước nguyên đơn. Ngày 27/09/2001, Mỹ thông báo với DSB về quyết định thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB bằng cách bãi bỏ biện pháp tự vệ có hiệu lực ngày 15/11/2001. Ngày 28/09/2001, Austraylia và New Zealand thống nhất khoảng thời gian hợp lý để Mỹ thực thi muộn nhất là ngày 15/11/2001.