Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

23/12/2009    18469

I. Cam kết mở cửa thị trường nông sản

Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản thuộc các nhóm sau:

 - Cam kết về thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản. 

- Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp (xem thêm Phần về Các biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế)

- Quyền đàm phán ban đầu (INR): Trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế cao hơn mức cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. 

Văn bản chính thức:

Biểu cam kết cắt giảm thuế đối với hàng nông sản

Cam kết về hạn ngạch thuế quan

Biểu cam kết trợ cấp nông nghiệp

Tóm tắt một số Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực Nông nghiệp:

- Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản

- Cam kết về Trợ cấp Nông nghiệp

- Cam kết các Biện pháp Bảo hộ nông nghiệp phi thuế

- Cam kết WTO về nhóm Lương thực - Rau quả

- Cam kết WTO về nhóm Cây công nghiệp - Chăn nuôi

II. Cam kết mở cửa thị trường hàng phi nông sản

Đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO tập trung vào vấn đề thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã đàm phán với các nước đối tác WTO trong các vấn đề:

  •  Ràng buộc tất cả các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu (tức là Việt Nam đưa ra cam kết về các mức thuế nhập khẩu tối đa có thể áp dụng đối với tất cả các mặt hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam).

  •  Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ duy nhất.

  •  Cắt giảm thuế nhập khẩu, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao (hay còn gọi là thuế suất đỉnh) và các mặt hàng mà các nước thành viên WTO khác có lợi ích thương mại lớn.

  •  Tham gia các hiệp định tự do hoá theo ngành của WTO để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may).

Văn bản chính thức:

- Biểu cam kết cắt giảm thuế đối với hàng phi nông sản

- Cam kết Hạn ngạch thuế quan

- Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin - ITA

- Phu luc B – Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm ITA

Tóm tắt một số Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực hàng phi nông sản:
 

- Giới thiệu chung về Cam kết Thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu

- Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu

- Cam kết về Các Biện pháp Hạn chế số lượng Xuất khẩu – Nhập khẩu

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành dệt may

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành điện tử

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành giấy

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành Ô tô

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành thép