Bảo hộ nhập khẩu, các chu kỳ kinh doanh và tỷ giá hối đoái: Bằng chứng từ cuộc Đại Suy thoái

23/01/2014    263

Chad P.Bown

Meredith A.Crowley

Tóm lược:

Nghiên cứu đánh giá tác động của các biến động kinh tế vĩ mô tới các chính sách bảo hộ nhập khẩu từ Quý 1 năm 1988 tới Quý 4 năm 2010 của 5 nền kinh tế phát triển, đó là : Hoa Kỳ, EU, Úc, Canada và Hàn Quốc. Tác giả tìm kiếm bằng chứng về chính sách thương mại phản chu kì tương ứng trong giai đoạn trước cuộc Đại Suy thái từ quý 1 năm 1988 tới quý 3 năm 2008, trong giai đoạn đó gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước, những đánh giá thực tế về tỷ giá song phương, đồng thời sự sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng GDP của các đối tác thương mại song phương đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể những rào cản thương mại tạm thời. Tác giả tiếp đó áp dụng mô hình thực nghiệm thời kỳ trước Đại suy thoái để xác định các dữ liệu kinh tế vĩ mô từ quý 4 năm 2008 tới quý 4 năm 2010 và nhận thấy nó có thể dự báo được sự gia tăng các biện pháp bảo hộ nhập khẩu mới trong suốt thời kỳ Đại Suy thoái-ví dụ, với Hoa Kỳ và EU, mô hình dự báo các rào cản thương mại mới có thể chiếm thêm 15% điểm trong lượng hàng hóa nhập khẩu không bao gồm dầu mỏ, cao hơn nhiều đường tiêu chuẩn từ 2-3% của phạm vi nhập khẩu ngay trước thời kỳ khủng hoảng. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu nguyên nhân mà các phản hồi chính sách thương mại thu được lại khác biệt so với dự báo của mô hình. Trong khi biến động tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong việc giới hạn các biện pháp bảo hộ nhập khẩu trong suốt thời kỳ Đại Suy thoái, tác giả đưa ra các bằng chứng về một sự thay đổi rõ ràng trong phản hồi của chính sách thương mại, đó là, trong thời kỳ này, Chính phủ hạn chế không áp dụng các rào cản thương mại mới lên các đối tác thương mại đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm hoặc tăng trưởng kinh tế kém.

Tải nghiên cứu tại đây