Giải quyết tranh chấp số DS427

31/12/2013    1622

Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với sản phẩm gà giò nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Nguyên đơn:

Hoa Kỳ

Bị đơn:

Trung Quốc

Bên thứ ba:

Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Na uy, Thái Lan, Ả Rập Saudi, Chile, Mexico.

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều.1, 2.2, 2.2.1.1, 2.4, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 4.1,5.1, 6.2, 6.4, 6.5.1, 6.8, 6.9, 12.2, 12.2.1,12.2.2, 12.7, Phụ lục II

GATT 1994: Điều. VI, VI:3

Hiệp định SCM: Điều.10, 11.1, 12.3, 12.4.1, 12.7, 12.8, 15.1,15.2, 15.4, 15.5, 16.1, 19.4, 22.3, 22.4,22.5

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

20/09/2011

Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 31/12/2013

Tham vấn

Do Hoa Kỳ khởi kiện

Ngày 20/09/2011, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp áp đặt thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng của Trung Quốc lên các sản phẩm gà giò nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cáo buộc các biện pháp này của Trung Quốc trái với nhiều quy định của Hiệp định ADA liên qua tới quá trình điều tra chống bán phá giá cũng như phán quyết áp thuế chống bán phá giá (bao gồm các quyết định phá giá và thiệt hại không chính xác, cơ sở không chính sách khi dựa vào Thông tin sẵn có, thất bại trong việc tạo điều kiện tiếp cận các thông tin cần thiết, giải thích không đầy đủ về cơ sở ra các phán quyết, sự thiếu hụt phân tích chính xác về ảnh hưởng của nhập khẩu trong quá trình điều tra, và sự thiếu hụt phán quyết khách quan về mối quan hệ nhân quả). Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ theo các Điều 1, 2.2, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 4.1, 5.1, 6.2, 6.4, 6.5, 6.8, 6.9, và 12.2 của Hiệp định ADA. Hoa Kỳ cũng cho rằng các biện pháp này trái với nhiều quy định trong Hiệp định SCM liên quan tới quá trình điều tra trợ cấp cũng như các phán quyết áp thuế đối kháng (bao gồm cơ sở không chính xác dựa trên thông tin sẵn có, sự giải thích không đầy đủ về cơ sở ra phán quyết, và việc áp đặt thuế đối kháng vượt quá lượng trợ cấp được xác định tồn tại). Hoa Kỳ cáo buộc sự vi phạm các Điều 10, 11.1, 12.3, 12.4, 12.7, 12.8, 15.1, 15.2, 15.4, 15.5, 16.1, 19.4, 22.3, 22.4, và 22.5 Hiệp định SCM.

Hoa Kỳ cho rằng các biện pháp này cũng trái với Điều VI GATT 1994 như là một hệ quả của việc cáo buộc vị phạm Hiệp định ADA và Hiệp định SCM.

Ngày 8/12/2011, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 19/12/2011, DSB trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm.

Giai đoạn hội thẩm

Tại cuộc họp ngày 20/01/2012, DSN thành lập Ban Hội thẩm. Liên minh châu Âu, Nhật Bản, na Uy, Ả Rập Saudi và Thái Lan yêu cầu tham gia tham vấn với tư cách là bên thứ ba. Sau đó, Chile và Mexico cũng tham gia tham vấn với tư cách bên thứ ba. Ngày 14/05/2012, Hoa Kỳ yêu cầu Tổng giám đốc WTO chỉ định Ban Hội thẩm. Ngày 23/11/2012, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo DSB rằng không thể đưa ra báo cáo trong thời hạn 06 tháng. Ban Hội thẩm dự kiến sẽ kết luận về vụ việc vào cuối tháng 06 năm 2013, phù hợp với lộ trình đã được Ban Hội thẩm chấp thuận sau khi tham vấn với các bên của vụ tranh chấp.