Giải quyết tranh chấp số DS405

14/05/2013    1923

EU - Các biện pháp chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc

Nguyên đơn:

Trung Quốc

Bị đơn:

EU

 

Các Các bên thứ ba:

Australia, Braxin, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Việt Nam, Colombia

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định Thành lập WTO: Điều  XVI:4

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 5.3, 6.1.1, 6.1.2,6.2, 6.4, 6.5, 6.5.1, 6.5.2, 6.8, 6.9, 6.10,6.10.2, 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 11.3, 12.2.2, 2.1,17.6, 18.1, 18.4, 2.2.2, 2.4, 2.6

GATT 1994: Điều  XVI:4, X:3(a), I, VI:1

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn

04/02/2010

Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 18/12/2012

Tham vấn

Ngày 04/02/2010, Trung Quốc yêu cầu tham vấn với EU liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng đối với giày da (leather footwear) nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Trung Quốc, Quy định Cơ bản về Chống bán phá giá của EC quy định trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường thì thuế chống bán phá giá sẽ được xác định chung cho nước đó chứ không tính riêng cho từng nhà nhập khẩu. Trong khi đó, theo quy định của WTO thì biên độ phá giá và thuế chống bán phá giá phải được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu được biết đến chứ không phải chung cho cả nước xuất khẩu bị điều tra. Cũng theo Quy định Cơ bản của EC, các nhà xuất khẩu muốn được hưởng mức thuế suất riêng phải đáp ứng đầy đủ các Tiêu chuẩn về Nền kinh tế thị trường và các Tiêu chuẩn để được đối xử riêng mà theo Trung Quốc thì các tiêu chuẩn này là không hợp lý, thiếu khách quan và vi phạm Nguyên tắc Tối Huệ Quốc.

Do đó, Trung Quốc cáo buộc EU vi phạm các nghĩa vụ của EU này theo Điều XVI:4 của Hiệp định WTO, Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, các Điều I:1, VI:1 và X:3(a) của GATT 1994 và rất nhiều điều khoản khác của Hiệp định ADA.

Giai đoạn Hội thẩm

Tham vấn không thành công, ngày 08/04/2010, Trung Quốc yêu cầu WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 20/04/2010, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 18/05/2010, Ban Hội thẩm đã được thành lập.
Australia, Braxin, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Việt Nam và sau đó là Colombia đã yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách các bên thứ ba.