Úc - đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam

21/11/2011    215

Đối với Việt Nam, Úc và Niu-di-lân là hai đối tác quan trọng, hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước này đang  phát triển tốt đẹp. Úc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Úc đạt trên 4,1 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của ta sang Úc đạt 2,7 tỷ đô la. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Úc là dầu thô, thủy sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị và phụ tùng v.v. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp, Úc đứng thứ 18 trong số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu từ Úc các mặt hàng như : Lúa mì, kim loại thường, khí đốt hóa lỏng, dược phẩm, sữa và sản phẩm…

Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2011 Việt Nam đã nhập khẩu 1,3 tỷ USD từ thị trường Úc, chiếm 2,1% trong tổng kim ngạch. Trong đó, lúa mì chiếm tỷ trọng lớn nhất 34,9%; thứ hai là kim loại thường chiếm 19,6%....

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Úc tháng 8, 8 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNNK T8/2011

KNNK 8T/2011

Tổng KN

193.611.649

1.350.766.019

lúa mì

36.840.675

472.438.872

kim loại thường khác

29.302.964

265.844.754

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

77.576.218

169.267.797

khí đốt hóa lỏng

 

66.941.700

phế liệu sắt thép

3.867.317

40.166.770

sắt thép các loại

635.573

35.296.598

máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

2.534.775

30.954.008

sữa và sản phẩm sữa

1.103.872

25.150.557

dược phẩm

4.402.228

23.832.819

sản phẩm hóa chất

4.523.795

19.269.596

bông các loại

1.562.314

15.698.259

thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.204.558

13.442.065

hàng rau quả

1.737.161

11.568.025

nguyên phụ liệu dệt may, da giày

2.486.241

11.429.192

hóa chất

1.397.587

7.877.484

chất dẻo nguyên liệu

383.778

5.857.259

sản phẩm khác từ dầu mỏ

 

3.780.713

sản phẩm từ sắt thép

270.660

3.631.271

dầu mỡ động thực vật

211.449

2.078.799

gỗ và sản phẩm gỗ

320.034

2.005.709

Về hợp tác phát triển, Việt Nam là nước thứ 5 trong số các nước tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc.

Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN- Úc-Niu-di-lân (AANZFTA) được ký kết ngày 27 tháng 2 năm 2009 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Hiệp định này thực hiện mục tiêu hội nhập 12 thị trường nhỏ thành một thị trường lớn với khoảng 620 triệu dân và tổng GDP lên tới 2,75 nghìn tỷ đô la. Năm 2009, tổng giá trị thương mại giữa 10 nước ASEAN và Úc, Niu-di- lân 49,2 tỷ đô la Mỹ, đưa Úc trở thành đối tác lớn thứ 7 và Niu-di-lân trở thành đối tác của lớn thứ 11 của ASEAN xét về quan hệ thương mại. Bất chấp khủng hoảng tài chính và việc sụt giảm các dòng đầu tư nước ngoài trên toàn cầu, tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Ôx-trây-li-a và Niu Di lân vào ASEAN vẫn tăng từ 10 tỷ đô la Mỹ năm 2008 lên 14,9 tỷ đô la Mỹ năm 2009. Hiện nay, Úc là nhà đầu tư lớn thứ 6 còn Niu-di-lân là nhà đầu tư lớn thứ 10 vào ASEAN.

Với Hiệp định này là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Việt Nam, danh mục NT chiếm 90% số dòng thuế, trong đó 85% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2018 và 5% số dòng thuế còn lại sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm thường (ST1) của Việt Nam sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức thuế suất cuối cùng 5% vào năm 2022, bao gồm hải sản, thịt cá đóng hộp, một số loại dược phẩm, khí dầu mỏ, nhựa nguyên liệu, săm lốp, giấy, một số loại sắt thép, sản phẩm sắt thép, phụ tùng, động cơ ôtô, xe máy, ôtô trọng tải lớn, xe chuyên dụng, xe máy phân khối lớn.

Các mặt hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam sẽ được duy trì mức thuế suất cao, bao gồm các mặt hàng là thịt gà, hoa quả (cam, quýt), rượu bia, thuốc lá điếu, đường, sắt thép, ôtô chở người, xe tải dưới 10 tấn, tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ thuế quan vào năm 2016 cho một số sản phẩm mà Úc và Niu Di lân đặc biệt quan tâm như thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm.

Nguồn: Vinanet