Đánh giá tác động FTA với EU đối với tình hình kinh tế và thương mại của Nam Phi

31/03/2011    247

N ghiên cứu thực hiện trước khi hiệp định được đàm phán và có hiệu lực với mục tiêu hỗ trợ đoàn đàm phán hiểu tác động của mỗi hiệp định. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn trong số các quốc gia tham gia FTA với EU những hiệp định có thể là ví dụ điển hình cho Việt Nam. Vì lý do này, nghiên cứu đã l oại bỏ t ất cả các hiệp định với các quốc gia có thể là thành viên EU hay với các nước có vị trí địa lý gần EU cũng như hiệp định với các quốc gia kh ô ng thể so sánh với Việt Nam và phân tích một số hiệp định đã có hiệp lực một vài năm, cho phép khả năng đánh gi á hiệu quả tác động đối với nền kinh tế các thành viên này.

Những đặc điểm chính của Nam Phi 

 

Nam Phi

Diện tích

1219 . 1 km 2

Dân số

49 . 3 triệu

GDP

205 . 9 tỷ Euro

GDP bình quân đầu người

4175 . 2 Euro

Xuất khẩu /GDP

18,9%

Nhập khẩu /GDP

25,5%

Thương mại /GDP

44,3%

 

Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do EU – Nam Phi

Hiệp định thương mại tự do EU- Nam Phi được ký kết ngày 11 tháng 10 năm 1999 và chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2000

Nam Phi đã đàm phán một Hiệp định Hợp tác và Phát triển Thương mại Toàn diện (TDCA) với Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 10 năm 1999. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2000: cả hai bên đều cam kết giảm thuế dựa trên mức thuế áp dụng cho thương mại ở tất cả các lĩnh vực vào ngày hiệp định có hiệu lực.

Theo Hiệp định TDCA, hàng hóa thương mại được chia thành hai loại: sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Việc loại bỏ thuế quan của Nam Phi đối với sản phẩm công nghiệp là công việc rất khó khăn ở giai đoạn sau do cắt giảm thuế chủ yếu được thực hiện trong nửa sau của kế hoạch thực hiện trong 12 năm. Mâu thuẫn có thể thấy trong chương trình tự do hóa hàng công nghiệp giữa Nam Phi và EU là cho thấy các mức phát triển khác nhau.

Hiệp định TDCA cho phép Nam Phi có thời gian chuyển đổi lâu hơn (12 năm) trong khi EU (10 năm) và yêu cầu EU phải cắt giảm thuế quan ở mức cao hơn đối với các hàng hóa giao thương hiện tại (95%) so với Nam Phi (8%).

Nam Phi đã cam kết cắt giảm các dòng thuế đối với 81% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của EU sang Nam Phi trong vòng 12 năm với mức giảm thỏa thuận 46% trong vòng 5 năm. Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của EU thuộc nửa sau của chương trình cắt giảm. Thuế quan phải được cắt giảm trước khi kết thúc thời hạn chuyển đổi 10 năm và chỉ đối với 62% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Nam Phi sang EU.

Điều quan trọng cần chú ý ở đây là lần đầu tiên, EU cho mục nông nghiệp vào trong một FTA. Tuy nhiên, rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm của Nam Phi bị loại bỏ nhưng vẫn bị rà soát bao gồm thịt và các sản phẩm từ thịt đông lạnh, đường và các sản phẩm chế biến có hàm lượng đường cao như kẹo cao su, các sản phẩm ngũ cốc và các sản phẩm sữa. Quan trọng nhất, vấn đề liên quan đến việc loại bỏ điều khoản tự do hóa trong các lĩnh vực này có rất ít việc phải làm với việc cắt giảm thuế quan hơn là phạm vi và hình thức trợ cấp xuất khẩu mà EU đưa ra như một phần của Chính sách Nông nghiệp chung (CAP)

Bảng 2.1 cho thấy theo như hiệp định, cuối thời kỳ chuyển đổi năm 2012, gần 81% sản phẩm nông nghiệp của Liên minh châu Âu và 86% sản phẩm công nghiệp của khối này có thể vào thị trường miễn thuế của Nam Phi. Bảng 2.1 cũng cho thấy cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp sẽ dần được miễn thuế sau thời gian này. Ví dụ, thêm 5% các sản phẩm nông nghiệp của Liên minh châu Âu có thể thâm nhập thị trường miễn thuế của Nam Phi trong giai đoạn 2000 và 2003. Các sản phẩm khác nhau trong từng ngành (ngành công nghiệp và nông nghiệp) có những khung thời gian khác nhau để được là sản phẩm miễn thuế.

Bảng 1: Tự do hóa các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp Nam Phi

 

Bảng 2 cho thấy 62% các sản phẩm nông nghiệp của Nam Phi và 100% các sản phẩm công nghiệp nước này có thể tiếp cận thị trường phi thuế của Liên minh Châu Âu vào cuối thời kỳ chuyển đổi năm 2010. Khu vực tự do hóa lớn của Liên minh châu Âu đối với sản phẩm công nghiệp cho thấy Nam Phi không được coi là đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này. Ngược lại, Nam Phi lại được coi là đối thủ cạnh tranh lớn hơn trong ngành nông nghệp vì mức độ tự do hóa trong lĩnh vực này khá thấp. Qua những khung thời gian khác nhau, có thể thấy, Liên minh châu Âu mở cửa thị trường nhanh hơn Nam Phi.

Bảng 2: Tự do hóa các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệpcủa EU



Tình hình thương mại

Theo như số liệu thương mại, tác động của FTA giữa EU với Nam Phi là rất lớn. Trong giai đoạn 2001 – 2008, nhập khẩu tăng từ 10,5 tỷ USD tăng lên 27,4 tỷ (+160%) với tốc độ tăng trưởng hàng năm 14,7%. Xuất khẩu tăng từ 9,7 tỷ năm 2001 lên 23.6 tỷ năm 2008 (+143%). Thâm hụt cán cân thương mại tăng từ 0.8 tỷ năm 2001 lên 5.8 tỷ năm 2007 và ở mức 3,8 tỷ năm 2008. Tuy nhiên, các FTA không làm tăng thị phần sản phẩm EU trong tổng hàng nhập khẩu của Nam Phi (ngược lại, thị phần này còn giảm từ 41,1% năm 2001 xuống còn 31,3% năm 2008), và cả thị phần của Nam Phi trong hàng nhập khẩu của EU cũng vậy (giảm từ 0,58% năm 2001 xuống 0,56% năm 2008). Thực tế, thương mại giữa Nam Phi với các nước trên thế giới tăng nhiều hơn thương mại với EU (xem bảng 5)

Bảng 3: Quan hệ thương mại giữa EU và Nam Phi (tỷ USD)

 

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nhập khẩu

10.5

11.1

15.0

19.4

21.0

23.8

26.9

27.4

20.5

Xuất khẩu

9.7

9.1

11.4

14.6

16.9

18.6

21.1

23.6

14.3

Cán cân thương mại

-0.8

-2.1

-3.6

-4.8

-4.1

-5.2

-5.8

-3.8

-6.2

% nhập khẩu từ EU

41.1

42.4

43.4

40.7

38.1

34.7

33.7

31.3

32.2

% xuất khẩu sang EU

37.2

39.4

36.0

36.3

36.0

35.4

33.0

31.9

26.5

EU nhập khẩu của Nam Phi/ thế giới

0.58

0.54

0.51

0.53

0.53

0.50

0.54

0.56

0.46

 

Bảng 4: Thương mại EU – Nam Phi


Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng thương mại Nam Phi – EU và Nam Phi – thế giới

 

Tăng trưởng 2001-2008: EU

Tăng trưởng 2001-2008: world

Nhập khẩu

14.7

19.2

Xuất khẩu

13.6

16.1

Bảng 6 cho thấy top 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất từ EU, điều thú vị ở chỗ không phải sáu sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất tăng trưởng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng trưởng hàng nhập khẩu trung bình của các sản phẩm EU. Điện tử, phương tiện đi lại và các hang hóa khác là ba sản phẩm quan trọng nhất, chiếm hơn 1/3 tổng lượng hàng nhập khẩu.

Bảng 6: Nam Phi: Top 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất từ EU.

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

2001

2005

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng 2001-2008

'85

Điện tử

1606293

2562878

3149463

2319071

10.1

'87

Phương tiện đi lại

1070701

3123805

3164917

2286155

16.7

'99

Các sản phẩm khác

1238034

2457321

2883753

1902342

12.8

'30

Dược phẩm

455213

808097

985950

973154

11.7

'90

Thiết bị quang học, ảnh, y tế...

417834

780601

991651

822129

13.1

'27

Nhiên liệu khoáng sản, dầu mỏ...

111346

274306

583145

699611

26.7

'39

Nhựa

360878

671557

766944

621821

11.4

'38

Hóa chất

220969

447694

607376

512555

15.5

'48

Giấy và bảng giấy

225417

394580

599356

498518

15.0

 

Nguyên liệu thô và máy móc là các sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất sang EU. Thú vị không kém là tốc độ tăng trưởng máy móc (17,8%) chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa có tiến bộ của quốc gia này.

Bảng 7: Nam Phi: Top 10 sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu sang EU

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

2001

2005

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng 2001-2008

'27

Dầu mỏ...

1279213

2602301

2823216

1912109

12.0

'84

Máy móc

1129491

2061641

3555347

1736057

17.8

'72

Sắt thép

670477

1744707

2947010

1286314

23.6

'26

Quặng

398775

912553

2135841

1150306

27.1

'87

Phương tiện đi lại

867644

1131225

1681650

1149136

9.9

'08

Hoa quả

359708

805316

947399

920331

14.8

'22

Đồ uống

212552

486467

578874

561121

15.4

'85

Điện tử

252863

366027

444972

313941

8.4

'94

Đồ nội thất

327439

420143

395417

298471

2.7

'29

Hóa chất hữu cơ

65053

189753

379643

264688

28.7

Bảng 8 cho thấy mức thuế bình quân gia quyền đã giảm sau khi thực thi hiệp định FTA. Cần chú ý rằng hàng nhập khẩu vào Nam Phi từ EU cũng giảm sau năm 2005. Thậm chí trong trường hợp này, việc cắt giảm thuế quan không phải là yếu tố quyết định thúc đẩy nhập khẩu vào Nam Phi: thực tế, gia tăng thương mại giai đoạn 2001 – 2005 (+100%) cao hơn nhiều so với bốn năm sau đó (không tính năm 2009 do năm này bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và tài chính).

Bảng 8: Nam Phi: Cắt giảm thuế quan

 

2000

2005

2008

Tổng thương mại

6.35

8.79

3.97

Nguyên liệu thô

3.79

3.15

0.53

Hàng hóa trung gian

4.63

6.36

2.36

Hàng tiêu dùng

11.13

15.35

7.48

Nông nghiệp

9.72

9.21

3.31

Công nghiệp

6.12

8.76

4

Các bảng sau thể hiện sự gia tăng trong xuất khẩu của Nam Phi vào EU. Bảng 9 cho thấy mối quan hệ rất nhỏ giữa việc giảm thuế quan (theo tỷ trọng) và gia tăng thương mại. Nhìn chung, ngoại trừ nguyên liệu thô, việc cắt giảm thuế quan của EU không liên quan nhiều vì mức thuế quan này vốn đã thấp từ trước khi hiệp định FTA có hiệu lực. Điều này cho thấy xuất khẩu Nam Phi tăng là do các yếu tố quan trọng khác.

Bảng 9: Việc giảm thuế quan của EU và tình hình thương mại

Tên sản phẩm

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Giá trị nhập khẩu x 1000

Tốc độ tăng trưởng

Tổng khối lượng thương mại

1999

4.97

2.34

10021802.75

 

Tổng khối lượng thương mại

2000

4.69

1.83

12200319.65

21.7

Tổng khối lượng thương mại

2005

4.03

1.88

19529487.17

60.1

Tổng khối lượng thương mại

2008

4.04

2.04

31069161.58

59.1

Bảng 10: Cắt giảm thuế quan của EU và nhập khẩu nguyên liệu thô.

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Kim ngạch nhập khẩu Nguyên liệu thô

Tốc độ tăng trưởng

1999

4.89

2.46

3701440

 

2000

4.75

1.51

5197519

40.4

2005

3.47

1.6

8855606

70.4

2008

2.93

1.48

14099990

59.2

Bảng 11: Cắt giảm thuế quan của EU và nhập khẩu các hàng hóa trung gian

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Kim ngạch nhập khẩu Hàng hóa trung gian

Tốc độ tăng trưởng

1999

5.11

1.53

4346976

 

2000

4.95

1.38

4820923

10.9

2005

3.69

1.55

6301360

30.7

2008

3.63

1.74

9543017

51.4

Bảng 12: Cắt giảm thuế gian của EU và nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Kim ngạch nhập khẩu Hàng tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng

1999

6.77

6.05

969005

 

2000

6.21

5.67

1025100

5.8

2005

5.68

5.4

1730215

68.8

2008

5.8

6.96

2183878

26.2

Bảng 13: Cắt giảm thuế quan của EU và nhập khẩu hàng nông nghiệp

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Kim ngạch nhập khẩu Hàng nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng

1999

12.11

9.91

1295520

 

2000

11.21

8.89

1197819

-7.5

2005

6.69

9.68

2204385

84.0

2008

6.85

10.35

2963190

34.4

Bảng 14: Cắt giảm thuế quan của EU và nhập khẩu hàng công nghiệp.

Năm

Thuế suất trung bình

Thuế suất bình quân gia quyền

Kim ngạch nhập khẩu Hàng công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng

1999

4.22

1.37

8726282

 

2000

4.04

1.15

11002500

26.1

2005

3.78

1.24

17325101

57.5

2008

3.76

1.44

28105970

62.2

Kết luận

Sự chuyển biến lớn trong quan hệ thương mại giữa Nam Phi và EU không trực tiếp lien quan đến việc cắt giảm thuế quan: thứ nhất, về phía EU, mức thuế quan bình quân gia quyền vẫn ổn định (vì mức thuế này đã rất thấp từ trước khi hiệp định có hiệu lực); thứ hai, việc cắt giảm thuế quan của Nam Phi diễn ra chủ yếu sau năm 2005 và đặc biệt trong năm 2007: vì thế tính đến yếu tố khủng hoảng kinh tế và tài chính, không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng về tác động của việc cắt giảm thuế quan do FTA mang lại.

Nhóm Chuyên gia Nghiên c ứu – Dư án MUTRAP III