Tin tức

Hiệp định RCEP dự kiến ký kết vào năm 2020

09/09/2019    587

Tại phiên họp báo ngày 09/9 sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 7 được tổ chức ngày 08/9 tại Bangkok, Thái Lan, các Bộ trưởng phụ trách kinh tế và thương mại  từ 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác thương mại đã đã đồng ý các cuộc đàm phán sẽ sớm được kết thúc và kết quả của các cuộc đàm phán được công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay và dự kiến ký kết vào năm 2020.     .    

Đây là hội nghị chính thức lần thứ 7 của các Bộ trưởng RCEP, được tổ chức cùng dịp với Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 và các hội nghị liên quan, nhằm rà soát tiến triển đàm phán RCEP kể từ khi các Bộ trưởng gặp nhau tại phiên họp giữa kỳ ngày 02-03/8 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hội nghị dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này.

Tại Hội nghị lần thứ 7, các Bộ trưởng RCEP đã công nhận rằng các cuộc đàm phán đã đạt được một cột mốc quan trọng khi thời hạn kết thúc đàm phán đang đến rất gần. Mặc dù có những thách thức còn lại trong các cuộc đàm phán, các nước RCEP đang nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại là những nội dung cơ bản để kết thúc hiệp định trong năm nay theo tuyên bố của các Nhà lãnh đạo Cấp cao. Những bất ổn liên tục diễn ra trong môi trường thương mại và đầu tư đã làm giảm triển vọng tăng trưởng trên toàn thế giới, có khả năng tác động đến các doanh nghiệp và việc làm, càng làm tăng thêm sự cấp bách và cần thiết của việc hoàn tất RCEP.

Các Bộ trưởng cam kết để các nhà đàm phán tận dụng các nguồn lực cần thiết để kết thúc các cuộc đàm phán. Đồng thời, kêu gọi các nhà đàm phán ở tất cả các cấp để chuyển cam kết này thành các hành động mang tính xây dựng và kết quả tích cực. Trọng tâm hiện nay là RCEP có thể đi bao xa với các vấn đề còn lại, chẳng hạn như giảm thuế, để kết thúc các cuộc đàm phán trong năm mục tiêu. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết, khi căng thẳng do xung đột thương mại gia tăng, các nước càng cần tiến hành đẩy nhanh đàm phán RCEP.Không thể phủ nhận rằng những diễn biến nhất định trong môi trường thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến các nước thành viên RCEP trong quá trình đàm phán, các Bộ trưởng đồng ý rằng các nước RCEP không nên đánh mất tầm nhìn dài hạn về việc làm sâu sắc và mở rộng chuỗi giá trị trong RCEP. Các Bộ trưởng nhấn mạnh việc hoàn tất thành công, RCEP sẽ mang lại sự ổn định và chắc chắn rất cần thiết cho thị trường, từ đó sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực. Để đạt được điều này, các Bộ trưởng đã tái khẳng định quyết tâm cùng tiến tới kết thúc đàm phán.

RCEP đặt mục tiêu hiện thực hóa một khu kinh tế thương mại khổng lồ với 16 quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, chiếm 50% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Trong số khoảng 20 lĩnh vực đàm phán, cùng với 7 chương nội dung và 3 phụ lục đã hoàn tất, ngoài lĩnh vực thương mại điện tử và đầu tư, có vẻ như vấn đề cắt giảm thuế đang được xử lý, nhưng Ấn Độ thận trọng trong việc loại bỏ thuế quan và Trung Quốc đang yêu cầu một cách tiếp cận linh hoạt đối với các thị trường mở.

Trước đó, ngày 06/9, tại Lễ khai mạc HỘi nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2019 đã nhấn mạnh ASEAN và các đối tác đối thoại sẽ kết thúc đàm phàn RCEP vào tháng 11 năm nay để không kéo dài quá thời hạn cho phép. Sáng kiến về ​​RCEP được đưa ra vào tháng 11 năm 2012 với mục đích thiết lập hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 quốc gia ASEAN và sáu đối tác đối thoại - cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và New Zealand. Hiện tại, các nhà đàm phán đã kết thúc các cuộc đàm phán về 7 chương trong tổng số 20 chương, bao gồm cả hải quan và thuận lợi hóa thương mại; mua sắm chính phú; hợp tác kinh tế kỹ thuật; và các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Ngay sau Hội nghị này, Phiên đàm phán chính thứ lần thứ 28 của Ủy ban đàm phán thương mại RCEP và các phiên họp liên quan sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 19 đến 27/9. Các nước ASEAN và các đối tác đối thoại đã đồng ý linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau - bao gồm tiếp cận thị trường, dịch vụ và đầu tư - để các cuộc đàm phán có thể được kết thúc. Trong bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu và sự bất ổn trên thế giới, một khi được hình thành, RCEP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho tất cả 16 quốc gia. Các nhà đàm phán đã được các chính phủ thông báo quyết tâm hoàn tất các cuộc đàm phán, do đó, các nhà đàm phán cấp kỹ thuật được khuyến khích duy trì sự linh hoạt.

Trong số 13 nội dung kinh tế ưu tiên do Thái Lan đề xuất với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2019, đã đạt được thỏa thuận về bảy vấn đề. Các vấn đề còn lại, bao gồm việc mở rộng Cơ chế hải quan một cửa ASEAN có sự tham gia của 10 quốc gia ASEAN và các kế hoạch hành động theo nền tảng kỹ thuật số, dự kiến ​​sẽ được hoàn tất trước khi nhiệm kỳ của Thái Lan kết thúc. Đối với Hệ thống một cửa ASEAN, Brunei và Campuchia hiện được kết nối với hệ thống này, nâng tổng số thành viên ASEAN trao đổi Giấy chứng nhận Xuất xứ Mẫu D lên tới 7 nước. Myanmar, Lào và Philippines dự kiến ​​sẽ tham gia vào cuối năm nay.13 chương còn lại liên quan đến một loạt các vấn đề từ thương mại điện tử đến cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, viễn thông và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Các cuộc đàm phán đã kéo dài gần 7 năm qua nhiều vòng đàm phán. Tiến trình đàm phán đã bị cản trở do thiếu các thỏa thuận thương mại tự do giữa một số đối tác, chẳng hạn như Trung Quốc-Nhật Bản, Ấn Độ-Trung Quốc và Ấn Độ-Australia-New Zealand. Sau khi RCEP được hoàn thành, 16 quốc gia sẽ tạo thành một khối thương mại lớn trong khu vực, bao gồm khoảng 3,56 tỷ người và chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội của thế giới. Khối lượng thương mại giữa các bên ký kết RCEP sẽ vượt quá 10,3 nghìn tỷ đô la Mỹ, tương đương 29% thương mại thế giới. Trong khi đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 đã thừa nhận bốn vấn đề cần được thúc đẩy, bao gồm thúc đẩy mở rộng thương mại trong nội khối ASEAN lên 1,18 nghìn tỷ USD vào năm 2025 trên cơ sở tận dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR).

Nguồn: Báo Công Thương