Tóm tắt các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Dilân (AANZFTA)

09/12/2016    681

Đàm phán ASEAN-Úc-Niu Zilân bắt đầu từ năm 2005 với mục tiêu kết thúc vào đầu năm 2007. Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2008 thì quá trình đàm phán về cơ bản mới kết thúc do Úc và Niu Zilân đặt ra yêu cầu tự do hoá quá cao (không chỉ trong thuế quan mà còn ở các vấn đề khác: dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, môi trường...).


Hiệp định đã được ký kết vào tháng 2/2009 nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan. Hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng quý III năm 2009.


Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong AANZFTA như sau:

- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan 90% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu (Danh mục thông thường), trong đó:
+ 54% số dòng thuế vào năm 2016;
+ 85% số dòng thuế vào năm 2018;
+ 90% số dòng thuế vào năm 2020.

Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường (NT2) trong AANZFTA

X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005 Mức thuế suất ưu đãi trong AANZFTA
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
X>=60% 60 50 40 30 25 20 15 10 7 5 5 3 0
40%<=X<60% 40 40 35 30 25 20 15 10 7 5 5 3 0
35%<=X<40% 35 35 30 30 25 20 15 10 7 5 5 3 0
30%<=X<35% 30 30 25 25 20 20 15 10 7 5 5 3 0
25%<=X<30% 25 25 20 20 15 15 10 10 7 5 5 3 0
20%<=X<25% 20 20 15 15 10 10 7 7 5 5 5 3 0
15%<=X<20% 15 15 15 10 10 10 7 5 5 5 5 3 0
10%<=X<15% 10 10 10 10 7 5 5 5 5 5 4 3 0
7%<=X<10% 7 7 7 7 7 5 5 5 5 5 4 3 0
5%<=X<7% 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 3 0
X<5% Giữ nguyên 3 0


Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ thuế quan vào năm 2016 cho một số sản phẩm mà Úc và Niu Di lân đặc biệt quan tâm như thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm… 

- Danh mục nhạy cảm thường (ST1) của Việt Nam chiếm 6% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức thuế suất cuối cùng 5% vào năm 2022. 

Lộ trình ST1 trong AANZFTA

 

X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005 Mức thuế suất ưu đãi trong AANZFTA (ST1)
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
X>=60% Giữ nguyên 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 8 5
40%<=X<60% Giữ nguyên 40 35 30 25 20 15 10 8 5
35%<=X<40% Giữ nguyên 35 35 30 25 20 15 10 8 5
30%<=X<35% Giữ nguyên 30 25 20 15 10 8 5
25%<=X<30% Giữ nguyên 25 25 20 15 10 8 5
20%<=X<25% Giữ nguyên 20 15 10 8 5
15%<=X<20% Giữ nguyên 15 15 10 8 5
10%<=X<15% Giữ nguyên 10 7 5
7%<=X<10% Giữ nguyên 7 7 5
5%<=X<7% Giữ nguyên 5
X<5% Giữ nguyên

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm 3% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được duy trì mức thuế suất cao (giữ nguyên mức thuế suất hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20/50% vào năm 2022).
 

Lộ trình ST2 trong AANZFTA:

 

X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005 Cam kết ST2
X>80% giảm xuống mức 50% vào 1/1/2020
50% giảm đi 50% thuế suất áp dụng vào 1/1/2020
30% giảm đi 20% thuế suất áp dụng vào 1/1/2020
0%<=X<=30% Giữ nguyên
Hạn ngạch thuế quan (TRQ) thuế suất trong hạn ngạch được xoá bỏ thuế quan theo lộ trình của Danh mục thông thường (NT)
Thuế suất ngoài hạn ngạch được duy trì nếu thấp hơn hoặc bằng 50%, loại trừ hoặc giảm xuống mức 50% nếu cao hơn 50% vào 1/1/2020
Loại trừ 1% số dòng thuế

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm 3% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được duy trì mức thuế suất cao (giữ nguyên mức thuế suất hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20/50% vào năm 2022)


2 Cam kết trong Thương mại dịch vụ


Về tổng thể, mức độ cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ ANZFTA tương đương với cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, chỉ riêng dịch vụ giáo dục là quan tâm lớn của Niu Di lân và Úc, Việt Nam có một số nhân nhượng tự do hơn cam kết WTO, chủ yếu là mở rộng phạm vi các môn học mà nước ngoài được phép dạy cho học sinh Việt Nam.


3 Cam kết trong Đầu tư 


AANZFTA là một FTA trọn gói, tất cả các Chương được đàm phán và ký kết tại cùng một thời điểm. Việc đàm phán FTA này đòi hỏi nỗ lực lớn và tổng thể của nhiều Bộ, ngành. Chương Đầu tư là một nội dung quan trọng của FTA, liên quan chặt chẽ đến nhiều Chương khác của hiệp định như Chương về Thương mại Dịch vụ, Chương về Các ngoại lệ, v..v….
Chương Đầu tư trong AANZFTA có quy mô thuộc loại lớn nhất trong các cam kết về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, được thiết kế bao gồm cả nội dung tự do hoá và bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, do những khác biệt về quan điểm giữa AANZ và ASEAN, một số nội dung tự do hoá của Chương này chưa có hiệu lực tại thời điểm ký kết mà sẽ được tiếp tục đàm phán trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Mặc dù vậy, các cam kết khác của Chương này vẫn có độ chi tiết và mức cam kết cao, đặt ra tiêu chuẩn mới về bảo hộ đầu tư trong ASEAN. Các Hiệp định đầu tư mà ASEAN đàm phán sau khi đàm phán AANZFTA kết thúc, kể cả Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chương Đầu tư trong AANZFTA. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, báo cáo này chỉ tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của Chương này.


* Phạm vi áp dụng:


Chương Đầu tư áp dụng với các biện pháp một Bên ký kết duy trì hoặc ban hành đối với nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết nào khác, và khoản đầu tư được bảo hộ.


Chương Đầu tư không áp dụng đối với mua sắm chính phủ; trợ cấp; việc cung cấp dịch vụ công liên quan đến thực thi quyền lực nhà nước; các biện pháp đã được điều chỉnh bởi Chương Dịch vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo các phạm vi bảo hộ đầu tư của Chương Đầu tư không hẹp hơn các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết giữa các bên, một số điều khoản về bảo hộ đầu tư của Chương Đầu tư sẽ được áp dụng chéo cho Mode 3 Dịch vụ hiện đang được điều chỉnh tại Chương Dịch vụ, cụ thể là: Đối xử với đầu tư, Tước quyền sở hữu, Đền bù thiệt hại, Chuyển tiền ra nước ngoài, Thế quyền, Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.


* Các nghĩa vụ cơ bản:


Về đối xử quốc gia (NT), các bên đồng ý dành cho nhà đầu tư của  các bên ký kết khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình. Tuy nhiên, các bên có quyền duy trì hoặc ban hành các biện pháp ngoại lệ không phù hợp với nghĩa vụ này. Nghĩa vụ về NT chưa có hiệu lực vào thời điểm Hiệp định FTA có hiệu lực, mà chỉ áp dụng vào thời điểm do các bên sẽ thoả thuận sau này.


Về đối xử tối huệ quốc (MFN), hiện tại nội dung Chương Đầu tư không quy định cụ thể nghĩa vụ này. Các bên đồng ý sẽ thảo luận cụ thể về cơ chế áp dụng nghĩa vụ MFN trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Về danh mục ngoại lệ, các bên đồng ý xây dựng danh mục ngoại lệ đối với các nghĩa vụ NT và MFN nêu trên theo phương pháp chọn bỏ (negative listing approach). Việc xây dựng danh mục ngoại lệ cũng sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.


Về cấm các yêu cầu hoạt động, các bên khẳng định lại nghĩa vụ của mình theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO và không có cam kết vượt quá TRIM.


Về đối xử với đầu tư, điều khoản này có nội dung không vượt quá điều khoản tương tự trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết với nghĩa vụ chính là dành sự đối xử công bằng và bình đằng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, điều khoản này còn có quy định làm rõ phạm vi đối xử công bằng và bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, hạn chế các trường hợp trọng tài quốc tế giải thích nghĩa vụ này theo hướng quá bất lợi cho nước chủ nhà.


Về tước quyền sở hữu: các bên cam kết không tước quyền sở hữu của nhà đầu tư trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, phù hợp với thủ tục pháp luật và có đền bù thoả đáng.


Về bồi thường thiệt hại: trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại do xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp thì nếu nước chủ nhà bồi thường cho nhà đầu tư của nước mình hoặc một nước thứ ba khác, nước chủ nhà sẽ bồi thường cho nhà đầu tư của bên ký kết khác trên cơ sở NT và MFN.


Về chuyển tiền: các bên cam kết cho phép nhà đầu tư được tự do chuyển ra nước ngoài vốn, lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. 


Về thế quyền: điều khoản này cho phép một bên ký kết thay mặt nhà đầu tư của nước mình thực hiện các quyền khiếu nại đối với nước chủ nhà nếu bên ký kết đó đã bồi thường cho nhà đầu tư theo một thoả thuận về bảo đảm đầu tư.


Về từ chối lợi ích: điều khoản này cho phép nước chủ nhà từ chối không dành lợi ích của Chương này cho nhà đầu tư là pháp nhân được sở hữu, kiểm soát bởi nhà đầu tư của chính nước chủ nhà hoặc của một nước không phải là thành viên của Hiệp định FTA, nếu pháp nhân đó không có hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lãnh thổ của bên ký kết khác.


Về thủ tục đặc biệt: điều khoản này cho phép các bên có quyền duy trì các thủ tục đặc biệt liên quan đến cấp phép đầu tư nhưng chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài.


Về minh bạch hoá: điều khoản này quy định các Bên ký kết, trong chừng mực có thể theo quy định của pháp luật nước đó, cho phép nhà đầu tư có quyền trình bày ý kiến khi cơ quan nhà nước ra quyết định, và nếu có thể, thiết lập toà án hoặc cơ quan tư pháp độc lập để giải quyết khiếu nại liên quan đến đầu tư.


Về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư: Chương Đầu tư đưa ra các điều khoản khá chi tiết về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, nhưng về cơ bản tương tự các cơ chế giải quyết tranh chấp ta đã cam kết trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư như cơ chế ICSID, UNCITRAL, cơ chế giải quyết tranh chấp trong hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc.


Như vậy, với những điều khoản có hiệu lực vào thời điểm Hiệp định Thương mại Tự do AANZ có hiệu lực thì nội dung của Chương Đầu tư chỉ bao gồm các nghĩa vụ bảo hộ đầu tư, tương tự và không vượt quá pháp luật hiện hành của Việt Nam và các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà ta đã ký kết.


* Về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nước thành viên mới của ASEAN (CLMV):


 Các bên khẳng định sự cần thiết phải dành S&D cho các nước CLMV thông qua hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư của CLMV, các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà CLMV quan tâm, và cho phép CLMV đưa ra các cam kết phù hợp với trình độ phát triển của nước mình.


*  Tiểu ban về đầu tư:


 Các bên nhất trí thành lập Tiểu ban về Đầu tư, tiểu ban này sẽ bắt đầu làm việc trong vòng 1 năm kể từ khi hiệp định FTA có hiệu lực để giám sát việc thực hiện Chương Đầu tư và tiến hành thảo luận các vấn đề được gác lại như nêu tại phần 2 ở trên


4 Cam kết trong lĩnh vực lao động


Ngoài cam kết chung gia nhập WTO, Việt nam và New Zealand đã thoả thuận thực hiện 2 chương trình trao đổi lao động:


a) Chương trình làm việc theo kỳ nghỉ (working holiday schemes), theo đó mỗi bên sẽ tiếp nhận 100 công dân mỗi nước đáp ứng các yêu cầu của bên kia. Đối với người Việt nam cần đáp ứng:


- Có bằng đại học học với thời gian học ít nhất 3 năm;
- Có trình độ tiếng Anh ở mức có thể làm việc được;
- Ký quỹ 4.200 Đô la NZ


b) Chương trình làm việc tạm thời (temporary employment entry) với thời hạn 3 năm, theo đó NZ sẽ tiếp nhận:


-  100 đầu bếp, kể cả thợ làm bánh có trình độ tay nghề tương đương ANZSCO skill level 3 và được chủ sử dụng lao động ở NZ tuyển dụng;
- 100 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác có trình độ tương đương ANZSCO skill level 1, mức 7 của APEC và đăng ký tại NZ nếu có yêu cầu